Tin quốc tế
Giải thưởng triệu đô Kavli ghi nhận những nhà khoa học tiên phong nghiên cứu về CRISPR
(nature.com - 12/06/2018):

Giải thưởng được trao cho nhà hóa sinh học Virginijus Siksnys, người đứngđầu phòng thí nghiệm đã phát triển độc lập công cụ trỉnh sửa gene so vớiEmmanuelle Charpentier và Jennifer Doudna.

CRISPR lại gặt hái thêm một giải thưởng khoa học lớn, và lầnnày cả những nhà khoa học mà cống hiến của họ cho từ trước đến nay có phần bịbỏ qua cũng được tôn vinh. 
Hai nhà sinh hóa được công nhận rộng rãi như đồng phát minh của công nghệ chỉnhsửa gene, Emmanuelle Charpentier và Jennifer Doudna, được xướng tên vào ngày31/5 là chủ nhân của giải thưởng Kavli năm nay trong lĩnh vực khoa học Nano.Ngoài ra, còn có Virginijus Siksnys, nhà sinh hóa người Lithuania với một côngtrình độc lập về CRISPR – vốn ít được công chúng chú ý và cũng ít có khả năngđược giải Nobel – so với những gì mà Charpentier, Doudna và một số nhà khoa họckhác. 

Những nhà khoa học nghiên cứu về cơ chế của việc nghe, và vèsự hình thành của các vì sao và hành tinh đoạt giải Kavli năm nay, lần lượttrong lĩnh vực khoa học thần kinh và thiên văn học. 

Quỹ Kavli, được thành lập bởi nhà từ thiện Fred Kavli ở LosAngeles, California, Mỹ và Viện Hàn lâm Khoa học Nauy tại Oslo, tổ chức hai nămmột lần, mỗi lần trao ba giải với giá trị mỗi giải là 1 triệu USD được chia đềucho người nhận. Lần đầu tiên ra mắt vào năm 2008, giải thưởng này tôn vinhnhững nghiên cứu có ảnh hưởng lớn, được lựa chọn bởi ba hội đồng chuyên gia đếntừ sáu hiệp hội khoa học và viện hàn lâm trên thế giới.  

Những giải thưởng lớn cho những kì quan nhỏ

Hội đồng khoa học nano trao giải thưởng cho Charpentier ởViện nghiên cứu Max Plank về Sinh học truyền nhiễm ở Berline, Doudna ở Đại họcCalifornia, Berkeley (UC-Berkeley) và Siksnys tại Đại học Vilnius ở Lithuaniacho việc “phát minh ra CRISPR-Cas9, công cụ nano chính xác cho việc chỉnh sửaDNA, tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sinh học, nông nghiệp và yhọc”. 

Vào năm 2012, một nhóm nhà nghiên cứu dẫn đầu bởiCharpentier và Doudna, và vài tháng sau một nhóm khác ra đời, đứng đầu làSiksnys, công bố về việc lập trình hệ thống CRISPR-Cas9 để cắt DNA ở từng vịtrí cụ thể. Từ đó, các hội đồng giải thưởng, truyền thông và nhiều người trongcộng đồng khoa học đã nhấn mạnh vai trò của Doudna và Charpentier trong việcphát triển công cụ chỉnh sửa gene mang tính cách mạng. Chẳng hạn, vào năm 2015,hai người đã cùng nhận giải Breakthrough trong lĩnh vực Khoa học sự sống trịgiá 3 triệu USD. Nhưng công trình của Siksnys vể CRISPR thì thường không đượcnhắc đến. Hội đồng giải Kavli trong lĩnh vực khoa học nano ghi nhận cả ba nhàkhoa học đều đã thực hiện “những nghiên cứu tiên phong chủ chốt” trong việcphát triển việc chỉnh sửa gene dựa trên công nghệ CRISPR, chủ tịch hội đồnggiải thưởng, Arne Brataas, hiện là nhà vật lý tại Đại học Khoa học và Công nghệNa Uy ở Trondheim, nói. 
“Đây là giải thưởng xứng đáng cho ba cá nhân với khám phá có tác động to lớntới nền sinh học hiện đại” Rotem Sorek, nhà di truyền vi sinh vật học tại ViệnKhoa học Weizmann ở Rehovot, Israel nói. Sorek không ngạc nhiên về việc giảithưởng được trao cho Siksnys. “Trong lĩnh vực CRISPR, anh ấy nổi tiếng với vaitrò là một trong những người tiên phong về công nghệ này”.

“Thật tốt là sự công nhận đã được mở rộng hơn” Dana Carrol,nhà sinh hóa học tại Đại học Utal, Salt Lake City, Mỹ nói. Nhưng ông nhấn mạnhrằng rất nhiều người khác cũng đã đóng góp cho sự phát triển của CRISPR. “Nhữngđột phá lớn xuất hiện là kết quả của nhiều sự đóng góp kéo dài rất nhiều năm”,bởi vậy rất khó để chốt lại, ai là người nên nhận sự vinh danh, Carrolnói. 

Chẳng hạn, nhà sinh vật học tổng hợp Feng Zhang, tại ViệnBroad của MIT và Harvard, Cambridge, Massachusetts, Mỹ cũng được nhiều giảithưởng ghi nhận. Nhóm của ông là một trong những nhóm đầu tiên áp dụng côngnghệ chỉnh sửa gene CRISPR với các tế bào động vật có vú, bao gồm chuột và tếbào con người. Nhân viên của Zhang bị kéo vào cuộc tranh cãi nảy lửa về bảnquyền công nghệ này với UC-Berkeley, nơi Doudna đang làm việc. 

“Các hội đồng giải thưởng thường có xu hướng lựa chọn nhữngchủ nhiệm đề tài” George Church, nhà di truyền học ở Trường đại học Y Harvard,Boston, Masachusetts. Nhóm của ông cũng thử nghiệm CRISPR trên các tế bàongười. Những nhà nghiên cứu trẻ như sinh viên và các nghiên cứu sinh sau tiếnsĩ đã góp phần biến CRISPR trở thành công cụ chỉnh sửa gene quyền năng thườngbị phớt lờ, ông nói. Nhưng Church cũng tranh luận rằng người ta cần chú ý hơnđến các phương pháp chỉnh sửa DNA khác nữa, như zinc-finger nucleases và TALENnucleases, được phát triển trước CRISPR và đã được áp dụng trong y tế và nôngnghiệp. 

Vòng đời của các thiên thể

Giải khoa học thần kinh được trao cho nhà di truyền họcChristine Petit của Viện Pasteur, Paris, Pháp và nhà khoa học thần kinh RobertFettiplace tại Đại học Wisconsin – Madison và James Hudspeth tại Đại họcRockefeller, New York City, Mỹ cho “những công trình tiên phong về cơ chế phântử và thần kinh của việc nghe”. Những nhà khoa học này đã tiến hành nghiên cứuđộc lập nhau về vai trò của những tế bào lông ở tai trong. Những tế bào này,được bao phủ bởi một bề mặt giống như lông, phát hiện các tín hiệu âm thanh vàtruyền đến bộ não. 

Ewine van Dishoeck, người được nhận giải về thiên văn học,trong lĩnh vực hóa học thiên văn tại Đại học Leiden, Hà Lan vì “làm sáng tỏvòng đời của những đám mây sao và sự hình thành của những vì sao và hành tinh”,theo thông cáo báo chí của giải thưởng. 

Công trình của bà kết hợp giữa những nghiên cứu lý thuyết vàbằng chứng quan sát, đặc biệt là bằng quang học hồng ngoại – loại thí nghiệmđược tiến hành trong phòng lab để hiểu các hợp chất hình thành ở vũ trụ như thếnào, bao gồm các phân tử hữu cơ có thể đã hình thành nên nền tảng của sự sống.Bà cũng sử dụng kính thiên văn song vô tuyến để nghiên cứu về sự hình thành cáchành tinh xung quanh các ngôi sao khác. Van Dishoeck vừa được bầu làm chủ tịchHiệp hội Thiên văn quốc tế, và là người điều hành lễ kỉ niệm 100 năm thành lậpIAU. Lễ tổ chức trao giải sẽ được diễn ra tại Oslo vào4/9/2018.  

 

 

 
Tin tức khác
Xây dựng quy trình và kết quả bước đầu khảo sát đa hình đơn nucleotide rs7228049 gen socs6 bằng phương pháp tetra-primer arms pcr trên quần thể người việt nam
Đặc điểm huyết học và tỷ lệ lưu hành gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) ở phụ nữ độ tuổi sinh sản tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trình tự gen của 300 giống có thể góp phần tạo ra khoai tây giàu dinh dưỡng, sạch bệnh và chống chịu thời tiết bất thuận
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 42
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn