Tin quốc tế
Phương pháp mới giúp tăng năng suất cây trồng không cần dựa vào biến đổi gene
(ias.vaas.vn - 16/05/2018):

Mộtloại vi khuẩn tương tự như vi khuẩn trong dạ dày của con người đang được cácnhà khoa học nghiên cứu để mang lại lợi ích cho cây trồng.

TheoTechnology Review, phương pháp xử lý hạt bông mới đã tác động tới nhữngvi khuẩn có lợi bên trong để nâng cao khả năng chịu hạn của cây bông. Loại bôngsử dụng vi khuẩn có lợi bằng phương pháp mới này chính là sản phẩm đầu tiêncủa startupIndigo Agriculture. Được biết, dự án đã được mở rộng trên 50.000 héc-ta tạinăm bang khác nhau ở phía Nam nước Mỹ. David Perry - Giám đốc điều hành (CEO)của Indigo cho biết phương pháp trên có khả năng đem lại hiệu quả như phươngpháp tưới tiêu truyền thống. Công ty đã nhận được thêm khoảng 100 triệu USD,qua đó nâng tổng số tiền đầu tư lên tới 156 triệu USD.

Vớitình hình như hiện nay, nhiều chuyên gia lo ngại rằng năng suất nông nghiệptoàn cầu sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng nhanh của conngười trên khắp thế giới. Đất đai đang dần khan hiếm và áp lực giảm thiểu phânbón hóa học cũng như thuốc trừ sâu đã thúc đẩy các nhà khoa học tìm ra nhữnghướng đi mới để tăng năng suất. Phương pháp cấy vi khuẩn có lợi vào cây trồng hứa hẹn sẽ manglại hiệu quả và thậm chí còn có thể thay thế phương pháp đang gây nhiều tranhcãi hiện nay là biến đổi gene.

Xửlý hạt giống có chứa vi khuẩn có lợi là một phần trong công nghệ sinhhọc mới của nền nông nghiệp hiện đại. Hệ sinh thái vi sinh vật (bao gồm vikhuẩn và nấm sống trong rễ cây dưới đất, trên bề mặt cây trồng và bên trong tếbào cây) có ý nghĩa quan trọng tới sức chống chịu và sự sinh trưởng của cây.Bằng việc tách các loại vi khuẩn và nấm có lợi rồi thêm vào cây trồng, cácchuyên gia hi vọng có thể cải thiện sức chống chịu và năng suất của nhiều loạicây trồng nông nghiệp trong tương lai không xa.

Mộtcông ty nông nghiệp khác tên là Monsanto đã giới thiệu nhiều loại sản phẩm visinh. Mặc dù vậy, đa số các sản phẩm trên thị trường hiện nay chỉ tập trung vàovi sinh vật có trong đất. Trong khi đó, trọng tâm phát triển của Indigo lạilà vikhuẩn nội sinh hay nấm và vi khuẩn sống bên trong tế bào thực vật.

BestyArnold - Giáo sư về khoa học thực vật, sinh thái và sinh học tiến hóa tạitrường Đại học Arizona đồng thời là người cộng tác nghiên cứu tại Indigo chobiết: "Tuy nghiên cứu vềphản ứng giữa những vi khuẩn trên và thực vật chủ đã được tiến hành trong hàngchục năm qua nhưng cho đến thời gian gần đây các nhà khoa học mới tìm ra phươngpháp để áp dụng kết quả họ thu thập được".

Cóthể dễ dàng nhận thấy, trong cùng một khoảng thời gian được trồng, cây bông củaIndigo phát triển hơn khá nhiều so với cây bông thường và đây được coi là mộttín hiệu đáng mừng trong việc tiếp tục triển khai dự án.

Nhữngtiến bộ gần đây trong trình tự AND và điện toán cũng đã giúp tiết kiệm phần nàochi phí trong quá trình phân tích nguồn dữ liệu khổng lồ về thông tin di truyềncủa vi khuẩn. Chính vì thế, kết quả thu được sẽ giúp tăng năng suất cây trồng.Đến nay, Indigo đã xây dựng hệ thống dữ liệu của khoảng 10 trong số hàng nghìnvi khuẩn biệt lập được tách khỏi cây trồng có thể thích ứng trong những điềukiện khắc nghiệt. Các nhà nghiên cứu tại Indigo đã sử dụng máy học và một số kĩthuật khác để tìm hiểu sâu rộng hơn nữa phương pháp này.

TylerMcClendon, chủ tịch của Oxbow Agriculture – công ty hiện đang sở hữu 1.000héc-ta bông của Indigo cho biết ông hoàn toàn tin tưởng vào phương pháp xử lýcủa Indigo và cho rằng phương pháp này giúp cây trồng sinh trưởng tốt hơn sovới những phương pháp sử dụng vi sinh vật trong đất mà nhiều công ty khác đangáp dụng.

TheoMcClendon, mô hình kinh doanh của Indigo độc đáo ở chỗ chi phí công nghệ cuốicùng mà người nông dân phải bỏ ra được gắn liền với năng suất tăng cao có thểđo đếm được. Với mô hình truyền thống, để đạt được hiệu quả, nông dân phải chitrả toàn bộ chi phí trong khi đó, Indigo không yêu cầu cam kết tài chính trongthời gian đầu. Thay vào đó, Indigo cho biết họ chỉ cần một phần giá trị mà mìnhđã tạo ra khi đến thời điểm thu hoạch. Phương pháp của Indigo sẽ dễ được ngườitrồng trọt tiếp nhận hơn và giúp đẩy mạnh sự phát triển của công nghệ sinh họctrong tương lai.

 
Tin tức khác
Xây dựng quy trình và kết quả bước đầu khảo sát đa hình đơn nucleotide rs7228049 gen socs6 bằng phương pháp tetra-primer arms pcr trên quần thể người việt nam
Đặc điểm huyết học và tỷ lệ lưu hành gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) ở phụ nữ độ tuổi sinh sản tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trình tự gen của 300 giống có thể góp phần tạo ra khoai tây giàu dinh dưỡng, sạch bệnh và chống chịu thời tiết bất thuận
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 49
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn