CNSH lĩnh vực khác
MicroRNA dùng cho chẩn đoán và điều trị bệnh phổi nặng ở trẻ sinh non thể nặng
(dost-dongnai.gov.vn - 07/05/2018):

Những trẻ sinh thiếu cân thể nặng có nguy cơ mắc một chứng bệnhphổi mãn tính gọi là hội chứng loạn sản phế quản phổi (bronchopulmonarydysplasia, hay BPD). Tình trạng này có thể gây chết hay các căn bệnh kéo dài,nhưng các phương pháp xác định  trong lâm sàng không thể dự đoán được nhữngđứa bé sinh thiếu cân (những trẻ được chăm sóc tại các đơn vị điều trị tích cựctrong bệnh viện và thường cân nặng chỉ khoảng 250 – 500 g) nào sẽ phát triểnBPD.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Alabama tại Birmingham (UAB) mớiđây công bố khám phá về một chỉ thị sinh học có khả năng chẩn đoán BPD, và họcho thấy vai trò của chỉ thị sinh học này trong sinh bệnh học của căn bệnh phổisơ sinh này. Những kết quả này mở ra hướng cho những liệu pháp trong tương laicó thể ngăn ngừa hay làm giảm BPD, căn bệnh đặc trưng bởi tỉnh trạng viêm và tổnthương phổi. Chỉ thị sinh học này cũng giúp các bác sĩ khoa sơ sinh lên kế hoạchquản lí tối ưu và phân loại nguy cơ ở các bệnh nhân sinh non, và cũng giúp địnhhướng sự tham gia của những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao vào các cuộc thử nghiệmngẫu nhiên các liệu pháp điều trị tiềm năng mới.

Công trình của Đại học UAB, được đăng trên tạp chí JCIInsight, là một ví dụ cho nghiên cứu “từ lâm sàng đến cơ bản”. Nó bắt đầu vớinhững nghiên cứu về trẻ sơ sinh sinh non để xác định những chỉ thị sinh học tiềmnăng, và sau đó tiến hành các thí nghiệm sử dụng mô hình động vật và tế bào đểtìm hiểu vai trò chức năng của chỉ thị sinh học này trong việc phát triển bệnh.

Nghiên cứu này được dẫn đầu bởi phó giáo sư, bác sĩCharitharth Vivek Lal, tại Khoa Nhi Đại học UAB, dựa trên báo cáo năm 2016 củaông và cộng sự về sự mất cân bằng vi sinh trong đường hô hấp của các trẻ sinhnon là cảnh báo cho việc phát triển BPD.

Chỉ thị sinh học phát hiện trong nghiên cứu là microRNA876-3p.

Chi tiết về nghiên cứu

Cuộc tìm kiếm chỉ thị sinh học bắt đầu với một nghiên cứu tạikhu chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh tại UAB, xem xét những bóng màng thu nhận từkhí quản của trẻ mắc BPD, so với đối chứng. Các bóng màng (gọi là các exosome)là các bóng khí hay túi bám màng được tiết chủ động bởi nhiều loại tế bào.Chúng được biết là có chứa các microRNA và protein. Các exosome đóng vai tròtrong tín hiệu giữa tế bào và tế bào và điều hòa biểu hiện gen bên trong tếbào.

Bs. Lal và cộng sự đã khám phá rằng các tế bào hô hấp ở trẻsơ sinh mắc BPD có nhiều exosome hơn, nhưng các exosome này lại có kích thướcbé hơn. Bằng thực nghiệm, nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng chuột mới sinh hay tếbào biểu mô cuống phổi người nuôi trong môi trường được tiếp xúc với nồng độoxy cao gây ra sự giải phóng nhiều exosome hơn, và các exosome này có kích thướcnhỏ hơn so với các exosome được tiết ra ở nồng độ oxy thông thường. Các trẻsinh non thường nhận nhiều oxy hơn để hỗ trợ phổi chưa phát triển hoàn chỉnh.Các nhà nghiên cứu ở UAB sau đó tiến hành một nghiên cứu tại UAB – họ thu nhậncác mẫu khí quản từ những trẻ sinh non trong vòng 6 giờ sau khi sinh, tinh sạchcác exosome từ mẫu và tìm kiếm microRNA trong các exosome. Trong hơn 810microRNA đã được tìm thấy, 40 microRNA cho thấy sự khác biệt giữa trẻ sau đóphát triển BPD và trẻ kháng BPD.

Với sự hợp tác của các nhà khoa học tại Đại học ThomasJefferson và Đại học Drexel, một nghiên cứu tiếp theo được thực hiện tạiPhiladelphia. 32 trong số 40 microRNA được xác nhận, 6 trong số đó có sự khácbiệt thống kê đáng chú ý; và một chỉ thị sinh học, một lượng nhỏ microRNA876-3p có độ nhạy cao nhất trong việc dự đoán BPD thể nặng ở trẻ sơ sinh nhẹcân.

Các nhà nghiên cứu sau đó cho thấy sự thay đổi biểu hiện củamicroRNA 876-3p trong bệnh BPD trên ba mô hình thí nghiệm khác nhau. Nghiên cứuđầu tiên trên các trẻ sơ sinh cho thấy sự biểu hiện của microRNA 876-3p trongcác exosome trong khí quản bị giảm ở những trẻ sơ sinh mắc BPD nặng so với nhữngtrẻ đối chứng. Nghiên cứu thứ hai trên mô hình động vật mắc BPD là các chuộtcon mới sinh được tiếp xúc với lượng oxy cao cho thấy mức độ biểu hiện củamicroRNA 876-3p trong exosome trong dịch rửa phế quản có sự giảm dần trong vòng10 ngày tiếp xúc với oxy. Cùng lúc đó, biểu hiện gen của hai mục tiêu củamicroRNA 876-3p lại tăng. Trong mô hình thứ ba nghiên cứu trên tế bào, nhómnghiên cứu quan sát thấy sự biểu hiện của microRNA 876-3p bị giảm trong dịch nổicủa tế bào biểu mô cuống phổi người bình thường tiếp xúc với nồng độ oxy caotrong vòng 24 giờ. Kèm theo sự giảm biểu hiện của microRNA 876-3p là sự tăng biểuhiện của hai mục tiêu đích của microRNA 876-3p. Bổ sung thêm một yếu tố tương tựmicroRNA 876-3p giúp phục hồi chức năng, làm tăng biểu hiện microRNA 876-3p vàgiảm biểu hiện hai gen mục tiêu.

Bs. Lal và cộng sự trước đó đã cho thấy sự hiện diện nhiều củanhóm vi khuẩn proteobacteria trong đường hô hấp của trẻ mắc BPD thể nặng. Họ đãkiểm tra tác động của thành phần lipopolysaccharide (LPS) của vi khuẩnProteobacteria trên động vật và tế bào nuôi cấy của mô hình bệnh BPD. Trong cảhai mô hình, thành phần LPS gây ra tác động tương tự như trường hợp tiếp xúc vớimức độ oxy cao. Khi LPS được thử nghiệm cùng với mức độ oxy cao trong thử nghiệmtổn thương kép, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự giảm microRNA 876-3p trongexosome thậm chí còn cao hơn; trong mô hình động vật, tổn thương kép gây rathương tổn lớn hơn với sự phát triển của phổi và nhận thấy sự biểu hiện nhiềuhơn của các cytokine gây viêm so với tác động đơn lẻ của mức độ oxy cao hayLPS.

Các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm tác động của việc đưavào một nhân tố phục hồi chức năng tương tự như microRNA 876-3p cho chuột conmô hình BPD. Với cả hai mô hình: tiếp xúc với mức độ oxy cao và mô hình tổnthương kép (tiếp xúc với mức độ oxy cao và LPS), chuột được nhận nhân tố phục hồicho thấy có khả năng bảo vệ tốt hơn được ghi nhận bởi sự giảm chứng giảm sản phếnang và sự giảm các bạch cầu đa nhân trung tính gây viêm. Bs. Lal phát bểu: “Nhữngkết quả này thiết lập cơ sở cho thấy các microRNA trong exosome có những vaitrò then chốt và là căn nguyên trong sinh bệnh học bệnh phổi mãn tính ở trẻ sơsinh.”

 

 
Tin tức khác
Lần đầu huấn luyện AI "ngửi" rượu vang để truy xuất nguồn gốc
Cơ thể chúng ta có chất giảm đau tự nhiên, làm sao "xài" chúng?
Nhìn nhận mới về cách não bộ định vị cơn đau
Phát hiện "lỗi" trong vắc xin Covid Moderna, Pfizer: Khoa học nói gì?
Tìm thấy lý do khiến vắc xin AstraZeneca gây cục máu đông
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 24
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn