Gần đây có sự gia tăng không đều trong cung cầu gạo tại vùng cậnSahara, châu Phi, vì sản lượng gạo bị ảnh hưởng bởi bệnh đạo ôn bùng phát. Đặcđiểm tính kháng bệnh đạo ôn của giống lúa trồng của châu Phi có thể là thôngtin quan trọng hướng dẫn nhà nông và nhà chọn giống lúa. Chúng tôi sử dụng chỉthị phân tử của những gen kháng chủ lực được biết (gen Pi; n = 21) để xếpnhóm giống lúa châu Phi (n =240) thành những clusters di truyền thoe chỉ số tương đồng. Sau đó, chúngtôi sử dụng đánh giá kiểu hình trong nhà kính với các mẫu giống lúa ấy (n = 56) vớicác mẫu phân lập nấm Magnaportheoryzae (n =8 isolates) chúng có độc tính khác nhau và dòng di truyền (lineage) khác nhau.Các chỉ thị phân tử xếp nhóm giống lúa ấy thành 5 clusters di truyền (BRC) tùytheo mức độ trầm trọng của bệnh trên lá lúa. Sử dụng mô hình toán “stepwiseregression”, chúng tôi ghi nhận các gen Pi gắnliền với sự giảm bệnh là Pi50 và Pi65, trong khigen Pik-p, Piz-t, và Pik gắn liềnvới mức độ nhiễm bệnh tăng lên. Tất cả giống lúa trong cluster kháng mạnh nhất,BRC 4, bao gồm gen Pi50 và Pi65, chỉ có nhữnggen này gắn liền với mức độ giảm bệnh nghiêm trọng trên lá lúa. Giống IRAT109,có gen Piz-t, kháng vớibảy mẫu phân lập nấm M.oryzae châu Phi, trong khi giống ARICA 17 nhiễm với 8 mẫu phânlập. Giống Basmati 217 và Basmati 370 là giống lúa nhiễm nặng nhất. Kết quả chỉra rằng hầu hết các gen xét nghiệm đều không hiệu quả kháng với bộ thuthập mầu nấm đạo ôn châu Phi. Các gen quy tụ (pyramiding) trong cluster ditruyền kháng đạo ôn “Pi2/9 multifamily”trên nhiễm sắc thể 6 và gen Pi65 trênnhiễm sắc thể 11 có thể là biểu hiện của tính kháng đạo ôn phổ rộng. Muốn cónhiều kiến thức hơn về các vùng mục tiêu trong hệ gen với tính kháng đạo ôn,người ta thực hiện “gene mapping” phản ứng với bộ sưu tập pathogen nấm đạo ôn.