Tin hoạt động của văn phòng CNSH
Vắc-xin ung thư thử nghiệm loại bỏ các khối u trên chuột
(hcmbiotech.com.vn - 27/02/2018):

Ung thư được xem là một “con quái vật phức tạp,nhiều đầu” và là chỗ nương náu của hơn 200 căn bệnh khác nhau. May mắn thay, từkhi bắt đầu áp dụng phương pháp sử dụng virus nhân tạo trong kỹ thuật CRISPR,khoa học có thể sẽ khắc phục được những biến đổi nguy hiểm về khía cạnh sinhhọc từ lâu của ung thư.

Một nghiên cứu mới trong lĩnh vực này được thựchiện bởi nhóm nghiên cứu của Stanford Medicine (SM) đã đặt cược vào liệu phápmiễn dịch. Liệu pháp miễn dịch hiện đang là một lĩnh vực phát triển nhanh, vàkhông giống với liệu pháp hóa trị thông thường, liệu pháp này kích thích hệthống miễn dịch của bệnh nhân tự đối phó với căn bệnh ung thư. Có thể nói, liệupháp miễn dịch có độ chính xác cao hơn, trong khi phương pháp hóa trị liệu tácđộng lên các tế bào một cách không chuyên biệt.

Trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã sửdụng hai tác nhân kích thích miễn dịch, và tiêm một lượng nhỏ trực tiếp vào cáckhối u trên chuột. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy phương pháp này không chỉphá huỷ hoàn toàn các khối u, mà còn loại bỏ được tất cả các yếu tố ung thưtrên chuột, ngay cả ở những bộ phận khác của cơ thể mà ung thư đã di căn đến từtrước đó.

Viết trên tạp chí Science TranslationalMedicine, các tác giả có lưu ý rằng: "Gần đây ngày càng có nhiều cơ sở chothấy hệ thống miễn dịch có thể chữa bệnh ung thư". Những tiến bộ to lớnđang dần xuất hiện trong hướng tiếp cận này. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng: “Kỹthuật mới mà nhóm đưa ra có thể chữa được nhiều loại ung thư và ngăn ngừa bệnhung thư do di truyền tự phát trên chuột."

Vậy chính xác hai tác nhân mà nhóm nghiên cứunói đến là gì, và chúng có thể làm gì?

Cũng giống như nhiều nghiên cứu về miễn dịchkhác, mục đích của nhóm nghiên cứu là kích thích các tế bào T tự thân. Các tếbào T là những lympho bào, một loại bạch cầu đóng vai trò rất quan trọng trongviệc xử lý các tác nhân gây nhiễm. Chúng có hai loại, tế bào T giúp đỡ và tếbào T tiêu diệt. Tế bào T giúp đỡ có tác dụng hỗ trợ trong việc sản xuất cáckháng thể, một dạng "còng tay" để bắt các vi khuẩn gây bệnh. Và tếbào T tiêu diệt sẽ thực hiện việc loại bỏ các tế bào bị tổn thương hoặc tế bàobị nhiễm.

Các tế bào T xuất sắc trong vai trò phát hiệnvà đối phó với các tế bào bất thường, nhưng chúng gặp khó khăn khi thực hiệnnhiệm vụ trên đối tượng là các tế bào ung thư. Vì tế bào ung thư được biết đếnnhư là các “phiên bản lỗi” của tế bào chúng ta, điều này có nghĩa là bằng cáchnào đó chúng được “ngụy trang”.  Và ngay cả khi các tế bào T có thể nhậnra mối đe dọa ngày càng tăng từ tế bào ung thư, thì tế bào T thường không thểtiêu diệt tế bào ung thư khi mà những tế bào này có thể phát triển khắp cơ thể.

Kỹ thuật mới này cố gắng giải quyết cùng mộtlúc cả hai vấn đề về nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư.

Một tác nhân với bản chất là một đoạn DNA ngắngiúp thúc đẩy sự biểu hiện thụ thể trên bề mặt các tế bào T. Tác nhân thứ hailà một kháng thể gắn lên bề mặt thụ thể này từ đó hoạt hóa các tế bào T và kíchhoạt chúng tấn công khối u.

Khi những tác nhân này được đưa trực tiếp vàotrong khối u, chỉ những tế bào T bên trong khối u được kích hoạt theo cách này.Theo đó, tế bào T sẽ được “huấn luyện” ngay lập tức để nhận diện đâu là mối đedọa, và sau khi phá hủy khối u, tế bào T sẽ tiếp tục di chuyển khắp cơ thể vàloại bỏ những tàn dư ung thư ở những vị trí khác.

Rõ ràng thử nghiệm này đã đặc biệt thành công.Trên 90 con chuột mắc bệnh ung thư bạch huyết - một dạng ung thư hệ thống miễndịch, thì 87 con trong tổng số đã được chữa khỏi hoàn toàn. Ung thư đã tái phátở ba con chuột được chữa trị, nhưng đợt điều trị thứ hai đã đẩy lùi sự tái phátnày.

Các nghiên cứu về điều trị những loại ung thưkhác trên chuột, bao gồm ung thư vú và ung thư ruột, đã có những kết quả khákhác nhau. Mặc dù những con chuột mắc ung thư vú có đáp ứng tốt và thường códấu hiệu thuyên giảm, nhưng dường như ở ung thư ruột lại không có tác độngtrong các thí nghiệm.

Aimee Eckert hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩtheo hướng Sinh học ung thư tại Đại học Sussex, và không tham gia nghiên cứunày. Cô chia sẻ với IFLScience rằng: "Kết quả từ nghiên cứu này rất thúvị, mặc dù vẫn còn một số lưu ý.”

“Các nghiên cứu có kết quả khả quan trên chuộtkhông chắc rằng sẽ thành công trên các bệnh nhân, tuy nhiên thực tế là hai phươngpháp điều trị riêng lẻ được sử dụng trong nghiên cứu này hiện đang được thửnghiệm lâm sàng và nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm tình nguyện viên cho những thửnghiệm trên người đầu tiên, và động thái này là đáng khích lệ". Eckert nóithêm: “Hơn nữa không phải tất cả các khối u đều phù hợp với phương thức tiêm,vì nhiều khối u cần được phẫu thuật trước khi thực hiện tiêm." Tuy nhiên,cô kiến nghị rằng "Nếu phương án điều trị này được áp dụng cùng với phẫuthuật và điều này có thể ngăn ngừa các khối u thứ phát hoặc quá trình di căncủa khối u, thì chúng ta có thể cải thiện đáng kể tuổi thọ và/hoặc tỷ lệ chữakhỏi cho bệnh nhân".

Việc sử dụng từ "vắc-xin" trongnghiên cứu này lấy ý tưởng từ phương thức điều trị bằng con đường tiêm và sửdụng hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa sự xuất hiện của khối u trong tương lai.

 

 
Tin tức khác
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Hạn chế sự phát triển của cây lục bình bằng bọ Neochetina
Thông báo đề xuất Dự án tăng cường thiết bị và đăng ký thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc Đề án Công nghiệp sinh học nông nghiệp năm 2022
Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030
PHÒNG GIÁM ĐỊNH SINH VẬT VÀ SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI GEN
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 14
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn