CNSH lĩnh vực khác
Nhà khoa học Việt tìm ra chất ức chế tế bào ung thư máu từ gạo
(Vnexpress.net - 14/02/2023):

GS.TS Trần Đăng Xuân và cộng sự chứng minh chất Momilactones Avà B trong gạo có tác dụng thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư máubằng cách điều hòa các protein.

Nghiên cứu do GS.TSTrần Đăng Xuân, Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Đại họcHiroshima (Nhật Bản) với đồng nghiệp, gồm Trợ lý Giáo sư TS Nguyễn Văn Quân, TSLã Hoàng Anh, cùng GS.TS Takami Akiyoshi và Thạc sĩ Vũ Quang Lâm tại Đại học Ykhoa Aichi thực hiện, được công bố trên tạp chí Cancers về tiềm năng chống ungthư máu của các hợp chất momilactone A và B (MA và MB) chiết xuất từ lúa gạo,hồi đầu tháng 10.

Trong nghiên cứu này,lần đầu tiên các nhà khoa học chỉ ra tiềm năng tiêu diệt các tế bào ung thư máubao gồm lơ xê mi cấp tiền tuỷ bào và đa u tuỷ xương của Momilactones A, B (MA,MB) cùng hỗn hợp của chúng (MAB) với tỷ lệ 1:1. Cụ thể, MB và MAB cho thấy khảnăng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vượt trội so với thuốc chữa ungthư phổ biến là doxorubicin và arsenic trioxide (ATO), tương đương vớiall-trans retinoic acid (ATRA).

Bằng các thí nghiệmchuyên sâu, GS Trần Đăng Xuân và cộng sự đã làm rõ cơ chế tiêu diệt tế bào ungthư của momilactone. Cụ thể, các hợp chất này có thể thúc đẩy quá trình tự chếtcủa tế bào ung thư bằng cách điều hòa các protein liên quan (p-38, BCL-2, vàcaspase-3). Ngoài ra, momilactone có thể ngăn chặn chu kỳ tế bào tại pha G2bằng cách kích hoạt protein p-38 và ức chế hoạt động của phức hợp CDK1 vàcyclin B1. Bằng cách đó, momilactone làm tế bào ung thư không thể phân chiađược. Đặc biệt, momilactone cho thấy ảnh hưởng không đáng kể đến tế bào khoẻmạnh.

Việc phát hiện đặctính gây độc tế bào chống lại tế bào ung thư của momilactone được kỳ vọng làtiền đề cho các nghiên cứu và phát triển của các loại thuốc điều trị ung thưhiệu quả dựa trên momilactone trong tương lai.

Nhóm cho biết sẽ tiếptục các nghiên cứu về khả năng tiếp cận sinh học và khả dụng sinh học thông quacác thử nghiệm trước khi tiến hành các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo.

Trước đây, một sốnghiên cứu từng chỉ ra tiềm năng chống ung thư của momilactones, tuy nhiên, cơchế hoạt động gây độc tế bào chưa được xem xét kỹ lưỡng. Sở dĩ các nghiên cứuchuyên sâu về hợp chất này vắng bóng trên thế giới do hợp chất "đắt hơnvàng 30 nghìn lần" này không có sẵn trên thị trường, cũng như khó khăntrong việc phân lập và tinh chế.

Phòng thí nghiệm Sinhlý thực vật và Hóa sinh, Đại học Hiroshima do GS Xuân đứng đầu là một trong sốít các phòng thí nghiệm trên thế giới có thể tinh chế momilactones từ các nguồntự nhiên.

Trong công bố hồitháng 1/2019, nhóm tìm thấy và phân lập thành công hai hợp chất này từ trấuvà gạo trắng. Từ 20 kg vỏ trấu,sau gần 3 tháng, khoảng 300 mg MA và 200 mg MB (chiếm khoảng 1/100 -150 nghìntrọng lượng vỏ trấu) được tách chiết. Hợp chất này từng được trang điện tử Carbosynth.com,một công ty chuyên về các sản phẩm hóa sinh nổi tiếng của Anh bán với giá 1.25triệu USD cho 1g (đắt gấp 30 nghìn lần giá trị 1g vàng). Trong các nghiên cứusau đó, hai hợp chất quý này cũng cho thấy có khả năng ức chế tiểuđường,béo phì.

 

 

 
Tin tức khác
Lần đầu huấn luyện AI "ngửi" rượu vang để truy xuất nguồn gốc
Cơ thể chúng ta có chất giảm đau tự nhiên, làm sao "xài" chúng?
Nhìn nhận mới về cách não bộ định vị cơn đau
Phát hiện "lỗi" trong vắc xin Covid Moderna, Pfizer: Khoa học nói gì?
Tìm thấy lý do khiến vắc xin AstraZeneca gây cục máu đông
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 40
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn