Tin trong nước
Tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng kiểm soát bệnh chảy gôm trên cây cam (Citrus sinensis)
(Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - 19/10/2022):

Cam là cây ăn quả quan trọng nhấttrên thế giới với sản lượng ước tính 124.246 nghìn tấn năm 2016 (Rajput &cs., 2020). Ở Việt Nam, cam là cây trồng quan trọng với diện tích khoảng 100nghìn hecta, sản lượng đạt 1.545,9 nghìn tấn, tăng 33,2% so với năm trước tínhđến năm 2021, với các vùng trồng cam trọng điểm như Hòa Bình, Tiền Giang, NghệAn (Tổng cục Thống kê, 2021). Tuy nhiên, ngành công nghiệp cam luôn phải đốimặt với rất nhiều tác động bất lợi của các nhân tố vi sinh và bệnh hại. Trongcác bệnh hại trên cây cam thì bệnh chảy gôm mặc dù là bệnh mới nổi nhưng có khảnăng gây thiệt hại lớn cho năng suất và chất lượng cam ước tính giảm khoảng10-30% năng suất mỗi năm (Mounde & cs., 2009). Nguyên nhân gây bệnh là cácchủng nấm thuộc chi Phytophthora sống trong đất. Bệnh lây lan và gây hại tất cảbộ phận của cây, gây chảy mủ, đặc biệt ở các vườn trồng với mật độ dày và khóthoát nước. Cây bị bệnh biểu hiện triệu chứng héo rũ vàng úa, sinh trưởng kémvà cây sẽ chết khi bị nhiễm bệnh nặng. Bệnh chảy gôm là bệnh có sức tàn phá cựclớn và có thể làm cho vườn cây ăn trái bị suy kiệt hoàn toàn. Bệnh được ghinhận thấy ở 90% vườn trồng với tỷ lệ bệnh trung bình là 45% (Mekonen & cs.,2015). Để kiểm soát bệnh thì các loại thuốc trừ nấm nội hấp như metalaxyl vàfosetyl-Al thường được sử dụng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng cùngloäạ thuốc trong thời gian dài sẽ xuất hiện các chủng nấm kháng thuốc (Graham& Feichtenberger, 2015). Hiện nay, bên cạnh chiến lược nghiên cứu pháttriển các giống kháng bệnh thì các biện pháp sinh học như sử dụng dịch chiếtthực vật để kích thích hệ thống kháng của cây trồng, vi sinh vật đối kháng(nấm, khuẩn) là các giải pháp thân thiện với môi trường, có hiệu quả kinh tế vàhiệu quả cao trong quản lý bệnh chảy gôm. Một số vi sinh vật đối kháng hiệu quảđã được nghiên cứu và ứng dụng như Bacillus spp., Trichoderma viride, T.hamatum, T. harzianum, T. lignorum, Gliocladium virens và Pseudomonasfluorescens (Jagtap & cs., 2012). Đặc biệt, các chủng vi khuẩn thuộc chiBacillus là đối tượng được quan tâm vì khả năng bảo vệ cây trồng kháng lại cácbệnh do nấm có nguồn gốc trong đất gây ra (Jamali & cs., 2004). Chính vìvậy, hướng tiếp cận của nghiên cứu hiện nay là phân lập được các chủng Bacilluscó khả năng đối kháng với nấm Phytophthora spp. gây bệnh chảy gôm trên cây cam.Đåy là hướng nghiên cứu triển vọng và có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễnsân xuất. Tuy nhiên, các nghiên cứ, ứng dụng theo hướng này trong quản lý bệnhchảy gôm trên cam vẫn chưa phát triển ở Việt Nam.

Nghiên cứu được tiến hành với mụcđích tìm kiếm các chủng vi khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Phytophthoraspp., tác nhân chính gây bệnh chảy gôm trên cây cam. Từ 38 chủng vi khuẩn phânlập từ đất trồng cam tại Hòa Bình và Tiền Giang, đã tuyển chọn được 01 chủng vikhuẩn ký hiệu LHB15 có khả năng đối kháng mạnh với nấm Phytophthoracitrophthora 18PMS và P. palmivora 17PMS. Dựa trên đặc điểm hình thái và phântích trình tự đoạn 16S rRNA, chủng vi khuẩn LHB15 được xác định thuộc loàiBacillus siamensis. Chủng B. siamensis LHB15 sinh trưởng tốt nhất ở điều kiệnnhiệt độ 37°C và pH7. Chủng B. siamensis LHB15 có khả năng ức chế cao đối vớinấm P. citrophthora 18PMS trong đất và trong rễ cây cam sau 45 ngày xử lý. Kếtquả cho thấy đây là chủng vi khuẩn đối kháng có tiềm năng ứng dụng trong pháttriển chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh chảy gôm trên cây cam.

 

 
Tin tức khác
Những hiểu biết về cấu trúc làm rõ cuộc cạnh tranh giữa cây trồng và các tác nhân gây bệnh nấm
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CHỦNG VI KHUẨN TIỀM NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE PHÂN LẬP TỪ PHỤ PHẨM CHẾ BIẾN GỖ
Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN SEN MINI (Nelumbo nucifera Geartn.) NHẬP NỘI TẠI VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM THÂO DƯỢC PREMIXHAD VÀ DOXYCYCLINE ĐẾN TỈ LỆ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ KÍCH THƯỚC LÔNG NHUNG RUỘT NON TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 21
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn