Stress mặn là một trong những đối tượng gây thiệt hại nặng chosản lượng lúa; độ mặn gia tăng cực trọng làm đe dọa sản xuất lúa trên toàn thếgiới. Theo nghiên cứu này, một quần thể con lai hồi giao (BIL) dẫn xuất từ cặplai giữa giống 9311 và mẫu lúa hoang Oryzalongistaminata được tạo ra để xác định các loci di truyền tiềmnăng từ lúa hoang O. longistaminata đốivới chống chịu mặn. Có 27 QTLs liên quan đến tính trạng chống chịu mặn được xácđịnh trong 140 dòng con lai BILs, và có 17 QTLs hình thành nên bảy “QTLclusters” trên các nhiễm sắc thể khác nhau, trong số đó, có 18 QTLs dẫn xuất từlúa hoang O. longistaminata,và một QTL có thang điểm tổn thương mặn (SIS: salt injury score), hàm lượngnước trong cây mạ (WCS) ở nghiệm thức xử lý mặn, và hàm lượng nước tương đốitrong cây mạ (RWCS) được tái phát hiện, định vị cùng vị trí trên nhiễm sắc thể2, và một cytochrome P450 86B1 (MH02t0466900) được đề nghị là một gen ứng cửviên tiềm năng có tính chống chịu mặn trên cơ sở phân tích chuỗi trình tự DNAvà phân tích đổ biểu hiện của gen. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho chương trìnhcải tiến giống lúa trong tương lai, chống chịu mặn thông qua chiến lược“molecular breeding”.