Đại học Nam Úc (UniSa) vừa đưa ra một nghiên cứu mớigiúp xử lý cấu trúc không phân hủy của hợp chất polyfluoroalkyl (PFAS) có tronghộp đựng thực phẩm, thuốc tẩy, vải không thấm nước... gây ra bệnh thận và ungthư cho con người.
Cácnhà khoa học cho biết, các loài cây thủy canh bản địa Úc có thể xử lý đáng kểcác chất gây ô nhiễm PFAS và tạo ra môi trường trong sạch hơn cho tất cả mọingười.Dướisự hợp tác của Tổ chức Khoa học và nghiên cứu công nghiệp Khối thịnh vượngchung (CSIRO) và Đại học Tây Úc, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loài cây bản địacủa Úc như Phragmites australis, Baumea articulata, và Juncus kraussii có khảnăng loại bỏ các hóa chất PFAS khỏi nước bị ô nhiễm.
Phragnticaustralis, hay còn được gọi là cây lau, đã loại bỏ 42-53% các chất gây ô nhiễmPFAS khỏi bề mặt nước bị ô nhiễm.
TheoCơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, việc tiếp xúc với các hợp chất PFAS có thể dẫnđến một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm giảm khả năng sinh sản, chậm pháttriển ở trẻ em, tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, giảm hệ thống miễn dịch,tăng cholesterol và gây béo phì.
Tiếnsĩ John Awad, nhà nghiên cứu thuộc UniSA và CSIRO đánh giá, nghiên cứu này sẽgiảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và sức khỏe thông qua một phươngpháp xanh, sạch và hiệu quả về chi phí, giúp loại bỏ PFAS khỏi môi trường.