CNSH lĩnh vực khác
Ngăn chặn dị ứng thực phẩm nhờ vi khuẩn phân tử chất béo
((VietQ.vn) - 23/09/2022):

- Tiêu thụ các phân tử chất béo do vi khuẩn đường ruột tạo ra có thể ngăn chặnphản ứng dị ứng đậu phộng, thí nghiệm này đã được thử nghiệm thành công trênchuột.

Pháthiện mới cho thấy, phương pháp này có thể ngăn chặn phản ứng phản vệ này ởnhững người bị dị ứng thực phẩm và thậm chí có thể ngăn chặn sự phát triển dịứng của con người ngay từ đầu.

Sốc phản vệ thường bao gồm buồnnôn, đau bụng, khó thở hoặc khó nuốt. Trong thập kỷ qua, các nhà nghiên cứuphát hiện được, một phân tử chất béo có tên gọi là butyrate, do vi khuẩn đườngruột sản xuất có thể làm giảm các phản ứng dị ứng sốc phản vệ ở chuột. Nhữngngười bị dị ứng thực phẩm dường như cũng có ít vi khuẩn sản xuất butyrate hơnnhững người không bị dị ứng. Phát hiện này cho thấy, tăng cường butyrate có thểgiúp cho người bệnh không bị sốc phản vệ.

Nhưng butyrate có thể có mùirất khó chịu như mùi đồ ôi thiu, thực phẩm bị hỏng, khiến người dùng khó nuốt.Khi sử dụng qua đường uống, phân tử chất béo bị phân hủy trước khi đến ruộtdưới, nơi diễn ra các tác dụng có lợi.

TSShijie Cao thuộc Đại học Chicago ở Illinois và nhóm nghiên cứu của ông đã phát triểnmột phương pháp che giấu mùi hôi của butyrate và đưa phân tử xuống phần ruộtdưới, đóng gói các phân tử chất béo trong những viên nang hình cầu được gọi làmicelle đường kính 30 nanomet. TS Cao, trình bày công trình nghiên cứu khoa họctại cuộc họp của Hiệp hội Hóa học Mỹ ở Chicago vào ngày 21/ 8, cho biết: “Chúngtôi đã phát triển nền tảng phân phối thuốc này, đó là các micelle cao phân tửđể cung cấp butyrate đến ruột điều trị dị ứng thực phẩm”.

Nhóm nhà nghiên cứu điều trị 80con chuột bằng thuốc kháng sinh để giảm mức độ vi khuẩn đường ruột sản xuấtbutyrate, sau đó gây dị ứng đậu phộng (lạc) nghiêm trọng bằng cách cho ănprotein đậu phộng cùng với một chất độc kích thích miễn dịch trong 4 tuần. Sauđó, các nhà khoa học cho một nửa nhóm chuột uống micelles 2 lần một ngày tronghai tuần, nửa nhóm còn lại uống dung dịch nước muối làm đối chứng. Tất cả cáccon chuột đều ăn 1 miligam protein đậu phộng.

Những con chuột đối chứng pháttriển phản vệ do protein đậu phộng, đo được bằng sự giảm nhiệt độ cơ thể vàtăng hoạt động miễn dịch, những con chuột được uống micelles thì không. TS Caonhấn mạnh, rõ ràng butyrate đã ngăn ngừa phản vệ.

Sử dụng phương pháp phân tíchvi khuẩn trong phân chuột trước và sau khi điều trị, nhóm nghiên cứu phát hiện,các micelle mang butyrate thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn sản xuấtbutyrate. Phát hiện này cho thấy quá trình điều trị đã làm thay đổi hệ vi sinhvật đường ruột để sản xuất nhiều butyrate hơn.

TS Cao nói: “Nghiên cứu tiếptheo đang hướng tới việc tạo ra một vị trí thích hợp cho những vi khuẩn khỏemạnh phát triển, sử dụng phương pháp điều trị này để người bệnh không cần phảisử dụng micelles để chống lại dị ứng thực phẩm trong thời gian dài.”

Nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng,phương pháp điều trị này có thể được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển cácloại dị ứng thực phẩm ở con người ngay từ đầu. Phương pháp chữa trị này hiệuquả với bất kỳ chất gây dị ứng thực phẩm nào. Có thể đóng gói các micelles vàtiêu thụ bằng đường uống.

GS Charles Mackay tại Đại họcMonash ở Melbourne, Úc cho biết, các axit béo chuỗi ngắn như butyrate hoàn toàncó thể ngăn ngừa dị ứng thực phẩm. Nghiên cứu này có thể có tác động rất lớnnếu các phương pháp điều trị có hiệu quả trên người. Cần phải thử nghiệm cụ thểhơn nữa để đánh giá và tìm giải pháp đưa vào lâm sàng. Các phương pháp điều trịhiện nay thiếu thuyết phục và không triệt để ngăn chặn sốc phản vệ.

 
Tin tức khác
CRISPR được sử dụng để phát triển gạo có hàm lượng glutelin cho bệnh nhân Phenylketon niệu và bệnh thận
Chế tạo lớp phủ thực phẩm ăn được và có độ bền cao từ vỏ chanh dây
Nhà khoa học Việt tìm ra chất ức chế tế bào ung thư máu từ gạo
Enzyme vi sinh vật là yếu tố quan trọng giúp tiêu hóa pectin ở các loài bọ cánh cứng
Muỗi biến đổi gen chết trước khi ký sinh trùng sốt rét có thể lây nhiễm
Thông báo
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Thông báo chuẩn bị hồ sơ đăng ký giao trực tiếp thực hiện từ năm 2019 thuộc Chương trình CNSH
Thông báo số 1: Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc – Khu vực phía Nam lần thứ II năm 2011
Văn bản mới
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 21
Tổng số lượt truy cập: 2883696
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn