Tin trong nước
Trồng rau thủy canh công nghệ cao ở vùng 'đất thép'
(nongnghiep.vn - 23/09/2022):

TP.HCM AnhTrần Văn Mạnh (huyện Củ Chi, TP.HCM) đã tự mày mò thiết kế hệ thống trồng rauthủy canh công nghệ cao phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng bất lợi.

Đếnthăm mô hình trồng rau thủy canh củaanh Trần Văn Mạnh (151/23A, ấp Cây Trâm, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM)giữa cái nắng chói chang của "vùng đất thép", chúng tôi thích thú bởimột màu xanh mát của các loại cải, xà lách, tần ô… được trồng thẳng tắp trêngiá thể trong nhà màng.

Vừadẫn chúng tôi đi thăm từng khu nhà màng, anh Mạnh vừa giới thiệu về sự sinhtrưởng của từng loại rau, cách chăm sóc rau sao cho đạt chất lượng và đặc biệtkhi nhắc đến hệ thống nhà màng trồngrau thủy canh của mình, anh Mạnh đầy vẻ tự hào.

“Càngngày người tiêu dùng càng chú ý đến sức khỏe, yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng,an toàn vệ sinh thực phẩm ngày một cao, nhu cầu về rau an toàn ngày mộttăng. Vì vậy, những người làm nông nghiệp như chúng tôi cũng phải thay đổi đểthích ứng, để sản phẩm của mình ngày một tốt hơn, phù hợp với thị hiếu ngườitiêu dùng”, anh Mạnh chia sẻ.

Từviệc trồng rau theo phương pháp truyền thống, anh Mạnh đã mạnh dạn chuyển đổisang mô hình trồng rau thủy canh. “Qua tìm hiểu, tôi thấy mô hình trồng rau ứngdụng công nghệ cao theophương pháp thủy canh vừa tiết kiệm được chi phí, nhân công, rau lại an toàn,giá bán cao hơn trồng rau truyền thống. Vì vậy, tôi quyết định huy động tàichính, vay ngân hàng với tổng vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng để đầu tư môhình trồng rau ứng dụngcông nghệ cao. Lúc đó đúng là liều vì trong tay đâu có tiền”, anh Mạnh vừa cườivừa kể về quãng thời gian khó khăn.

Đểgiảm chi phí, anh Mạnh tự mày mò học hỏi qua mạng, qua các mô hình đi trước,nghiên cứu cho ra thiết kế mô hình rau thủy canh của riêng mình, rồi tự muanguyên vật liệu, thuê thợ hàn của địa phương lắp ráp theo ý của mình với quy môban đầu 500m2 vào năm 2016. Không có người hướng dẫn, anh vừa làm vừa mày mòcải tiến, trồng các loại cải trong hệ thống nhà màng giữa thời tiết nắng nóngcủa vùng đất thép Củ Chi với nhiều khó khăn.

“Củ Chilà địa phương có diện tích rộng, thuận lợi để phát triển nông nghiệp, tuy nhiênđây là vùng nắng nóng, khó phù hợp với trồng rau thủy canh. Vì vậy ngoài nhàmàng, tôi cải tạo thêm dàn mái che, lắp hệ thống phun sương tự động để giảmnhiệt cho khu vườn, giúp cây sinh trưởng tốt”, anh Mạnh chia sẻ.

Vàrồi, những mẻ rau đầu tiên cũng đến ngày thu hoạch. Nhưng, anh Mạnh lại đốidiện với khó khăn khi tìm đầu tiêu thụ sản phẩm, bởi lúc ấy, đây là mặt hàngkén khách, giá cao hơn so với rau trồng truyền thống.

Chiphí đầu tư mô hình trồng rau thủy canh trong nhà màng, nhà lưới cao hơn socanh tác truyền thống, tổng chi phí đầu tư trung bình 1m2 hệ thống này khoảng 1triệu đồng, trong đó bao gồm 80% chi phí cho cơ sở hạ tầng, 20% còn lại là chiphí hạt giống, dung dịch dinh dưỡng, công, điện và các chi phí khác.

AnhMạnh phân tích: “Nhà màng thường khấu hao 8 năm, còn các trang thiết bị kháctrong cơ sở hạ tầng thời gian khấu hao dao động từ 5 - 15 năm tùy thiết bị,chủng loại. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu khá cao, tuy nhiên khi mô hình đãchạy ổn định thì có rất nhiều ưu điểm.

Việcáp dụng các khâu sản xuất kết hợp cơ giới hóa, ứng dụng côngnghệ cao, công nghệ thông tin... đã giúp tiết kiệm công lao động cho các khâulàm đất, làm cỏ, chăm sóc; tiết kiệm chi phí phân bón, kể cả tiết kiệm nướctưới với hệ thống tưới nhỏ giọt,phun sương.

Trongkhi đó, quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, người sản xuất có thể chủđộng quản lý, tính toán nguồn dinh dưỡng phù hợp cho cây, giúp cho chất lượngrau của mình tốt hơn, an toàn hơn, kiểm soát từ đầu vào, rau thu hoạch sớm hơn5 - 7 ngày so với trồng trên đất, sản lượng tăng gấp đôi so với trồng rautruyền thống, từ đó thu nhập cũng tăng lên”, anh Mạnh nói.

AnhMạnh cho biết thêm, hệ thống nhà lưới, nhà màng kết hợp với lưới che mát sẽgiúp quản lý sâu bệnh gây hại, cũng như thời tiết mưa nắng thất thường. Ngoàira, việc phân khu sản xuất giữa cây con, cây lớn và cây sắp thu hoạch nếu có sựcố về dịch bệnh, người trồng chỉ cần ngắt hệ thống của khu bệnh rồi nhanh chóngxử lý thì sẽ ngăn chặn việc lây lan qua các khu vực khác, hạn chế thiệt hại.

Sau 4năm kiên trì tìm kiếm thị trường, cũng như nắm bắt được nhu cầu người tiêudùng, có kinh nghiệm hơn trong trồng trọt, anh Mạnh tiếptục đầu tư mở rộng diện tích lên 3.000m2, sản lượng rau thu hoạch trung bình từ150 - 200 kg/ngày.

 

 
Tin tức khác
Những hiểu biết về cấu trúc làm rõ cuộc cạnh tranh giữa cây trồng và các tác nhân gây bệnh nấm
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CHỦNG VI KHUẨN TIỀM NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE PHÂN LẬP TỪ PHỤ PHẨM CHẾ BIẾN GỖ
Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN SEN MINI (Nelumbo nucifera Geartn.) NHẬP NỘI TẠI VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM THÂO DƯỢC PREMIXHAD VÀ DOXYCYCLINE ĐẾN TỈ LỆ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ KÍCH THƯỚC LÔNG NHUNG RUỘT NON TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 23
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn