Tin quốc tế
Vaccine mRNA ngăn HIV thử nghiệm an toàn, cho kết quả tốt trên động vật
(vast.gov.vn - 19/01/2022):

Một loại vaccine HIV thử nghiệmdựa trên mRNA - công nghệ nền tảng tương tự được sử dụng trong hai loại vắc xinCOVID-19 hiệu quả cao - cho kết quả khả quan ở chuột và linh trưởng.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Natural Medicinehôm 9/12 của các nhà khoa học ở Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia(NIAID) cho thấy vaccine mới an toàn, tạo kháng thể và phản ứng miễn dịch ở tếbào đối với virus giống HIV. Thí nghiệm trên khỉ vàng (Rhesus macaques) được tiêmmột mũi vaccine cơ bản, tiếp theo đó là nhiều mũi tăng cường, có nguy cơ phơinhiễm thấp hơn 79% trước virus gây suy giảm miễn dịch ở khỉ (SHIV) so với độngvật chưa tiêm chủng. Nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Paolo Lusso thuộcPhòng thí nghiệm điều hòa miễn dịch của NIAID cùng với các đồng nghiệp cùngViện và công ty Moderna.

Anthony S. Fauci, Giám đốc NIAID, đồng tác giả nghiên cứu, chobiết: “Bất chấp nỗ lực của cộng đồng nghiên cứu toàn cầu trong gần 4 thập kỷ,một loại vaccine hiệu quả ngừa HIV vẫn là mục tiêu xa vời. Vaccine mRNA thửnghiệm này kết hợp với một số tính năng có thể khắc phục những thiếu sót củacác vaccine HIV thử nghiệm khác, do đó đây là một phương pháp đầy hứahẹn."

Vaccine mới hoạt động giống như vaccine mRNA COVID-19. Tuynhiên, thay vì mang thông tin mRNA đối với protein hình gai của nCoV, vaccinenày cung cấp thông tin mã hóa để tạo ra hai protein chính của HIV là Env vàGag. Tế bào cơ của động vật được tiêm chùng lắp ráp hai protein này để tạo rahạt giống virus (VLP) với nhiều bản sao của Env trên bề mặt. Mặc dù không thểlây nhiễm do thiếu mã di truyền hoàn chỉnh của HIV, nhưng các VLP này tương tựvirus HIV về mặt kích thích phản ứng miễn dịch phù hợp.

Trong nghiên cứu với chuột, hai liều vaccine mRNA tạo ra khángthể vô hiệu hóa virus ở mọi động vật. Protein Env sinh ra ở chuột nhắt từ thôngtin mRNA rất gần với protein ở virus hoàn chỉnh. Đây là cải tiến lớn so vớinhững vaccine thử nghiệm trước đây. Theo tiến sĩ Lusso, sự hiện diện của nhiềubản sao protein lớp vỏ của virus HIV thật trên mỗi VLP là một trong những điểmđặc biệt mô phỏng chặt chẽ quá trình lây nhiễm tự nhiên, có thể đóng một vaitrò trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch mong muốn.

Nhóm nghiên cứu sau đó đã thử nghiệm vaccine mRNA Env-Gag VLPtrên khỉ vàng. Liều tiêm khác nhau giữa các nhóm khỉ nhưng đều bao gồm mũi cơbản và nhiều mũi tăng cường trong thời gian một năm. Vaccine tăng cường chứamRNA Gag và mRNA Evn từ hai nhóm HIV thay vì một như ở mũi tiêm cơ bản. Các nhàkhoa học đã sử dụng nhiều biến thể virus để ưu tiên kích hoạt các kháng thể.

Dù liều vaccine mRNA cao, sản phẩm chỉ tạo ra tác dụng phụ tạmthời rất nhẹ ở khỉ vàng như chán ăn. Đến tuần 58, tất cả khỉ tiêm vaccine đềuphát triển nồng độ kháng thể vô hiệu hóa nhằm vào những chủng phổ biến nhấttrong số 12 chủng HIV dùng trong thử nghiệm. Ngoài kháng thể, vaccine mRNA còntạo ra phản ứng tế bào T cực mạnh.

Bắt đầu sang tuần 60, động vật đã miễn dịch và một nhóm khỉ chưatiêm chủng được tiếp xúc hàng tuần với SHIV qua dịch nhầy ở trực tràng. Do linhtrưởng không bị ảnh hưởng bởi chủng HIV-1, các nhà khoa học sử dụng một loạiSHIV lai trong thí nghiệm do virus đó nhân lên ở khỉ vàng. Sau 13 lần tiêmchủng hàng tuần, 2 trong số 7 con khỉ đã tiêm vaccine không bị ảnh hưởng bởivirus. Những động vật còn lại có thời gian bị lây nhiễm chậm hơn (trung bình làsau 8 tuần), ngược lại, động vật chưa được tiêm ngừa bị nhiễm bệnh trung bìnhchỉ sau 3 tuần.

“Chúng tôi đang cải tiến quy trình để nâng cao chất lượng và sốlượng VLP. Điều này có thể làm tăng hiệu quả của vaccine, qua đó sẽ giảm số mũitiêm cần thiết để tạo phản ứng miễn dịch mạnh. Nếu được xác nhận an toàn vàhiệu quả, chúng tôi dự định tiến hành thử nghiệm Giai đoạn 1 của loại vaccinenày ở người trưởng thành khỏe mạnh”, tiến sĩ Lusso chia sẻ.

 

 
Tin tức khác
Sự nóng lên của đại dương ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, tốc độ trao đổi chất và hoạt động gen của cá hề mới nở
Các hạt nano bạc hứa hẹn trong việc chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh
XÁC ĐỊNH CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR LIÊN KẾT VỚI GEN sh2 VÀ su1 TRÊN CÁC DÒNG NGÔ NGỌT TỰ PHỐI Nguyễn
Lúa miến bất dục đực có khả năng thích ứng với điều kiện khô hạn và cung cấp năng lượng cần thiết cho bò sữa
OsSAPK3 cải thiện tính trạng chống chịu khô hạn và năng suất lúa
Thông báo
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Thông báo chuẩn bị hồ sơ đăng ký giao trực tiếp thực hiện từ năm 2019 thuộc Chương trình CNSH
Thông báo số 1: Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc – Khu vực phía Nam lần thứ II năm 2011
Văn bản mới
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 30
Tổng số lượt truy cập: 2902150
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn