CNSH thủy sản
Kết quả bước đầu phát triển bộ chỉ thị MICROSATELLITE mới từ hệ gen cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng công cụ tin sinh học
(sokhcn.cantho.gov.vn - 08/10/2021):

Nghề nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878) rấtphổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1960 và trở thành đối tượng chosự phát triển của nuôi trông thủy sản nhờ hệ thủy sinh đặc thù ở khu vực này(Phan và ctv., 2009). Riêng ở Việt Nam, cá Tra là một trong các loài xuất khẩuchủ lực với tổng giá trị xuất khẩu năm 2019 đạt 2 tỷ USA. Năm 2001, Viện Nghiêncứu Nuôi trồng Thủy sản II (RIA2) đã tiến hành chương trình chọn giống trên cáTra nhằm nâng cao các tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh trên cá Tra, gópphần phát triển bền vững nghề nuôi cá Tra. Chương trình đã thành công nâng caotốc độ tăng trưởng đạt 13% mỗi thế hệ (Nguyen và ctv., 2012). Tuy nhiên, mộttrong những thách thức hiện nay của chương trình chọn giống là xây dựng thôngtin phả hệ nhằm ước tính chính xác các thông số di truyền và kiểm soát sự cậnhuyết nhằm nâng cao hiệu quả chọn giống Microsatellite là những đoạn ADN ngắnchứa một motif (từ 1 đến 6 bp) lặp lại nhiều lần (Kelkar và ctv., 2010). Bởi vìmicrosatellite có tính đa hình cao và phổ biến trên hệ gen của hầu hết các loàisinh vật nhân thực, chỉ thị này thường được ứng dụng trong các nghiên cứu vềđịnh danh loài, di truyền học quần thể, bản đồ di truyền và truy xuất phả hệ (Mittal& Dubey, 2009; Miah và ctv., 2013). Trước đây, một số công trình đã pháttriển chỉ thị microsatellite cho P. hypophthalmus (Volckaert và ctv., 1999;

Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878) là một trongnhững đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản ở Việt Nam. Các nghiên cứutrước đây đã phát triển thành công một số bộ chỉ thị microsatellite trên cá Travà các loài khác thuộc họ Pangasiidae bằng các phương pháp truyền thống. Tuynhiên, ứng dụng của các microsatellite này chưa thỏa mãn được các yêu cầu trongcông tác chọn giống cá Tra. Vì vậy, nghiên cứu hiện tại đã phát triển bộmultiplex PCR gồm 10 chỉ thị microsatellite mới dựa trên hệ gen cá Tra đượccông bố vào năm 2018. Kết quả phân tích trên 30 mẫu cá Tra cho thấy số lượngalen (NA) dao động từ 5 đến 11 mỗi locus. Hệ số đa dạng di truyền (PIC) trungbình, tỷ lệ dị hợp tử thực tế (HO) trung bình và tỷ lệ dị hợp tử lý thuyết (HE)trung bình trên tất cả các locus lần lượt là 0,729; 0,755 và 0,711. Mười chỉthị microsatellite không cho thấy sự sai khác với cân bằng Hardy-Weinberg (HWE)sau khi hiệu chỉnh Bonferroni. Kết quả cho thấy bộ chỉ thị microstellite mớiphát triển có độ đa hình cao và có tiềm năng phục vụ cho các mục đích trongchọn giống lâu dài trên cá Tra

Bằng phương pháp phát triển microsatellite hiện đại với việc kếthợp công cụ tin sinh học và công nghệ điện di mao quản có đánh dấu huỳnh quang,nghiên cứu này đã phát triển thành công một bộ multiplex gồm 10 chỉ thịmicrosatellite mới dựa trên các scaffold hệ gen cá Tra P. hypophthalmus có độđa hình cao (hệ số PIC trung bình đạt 0,711) và không có sự sai khác so với quyluật di truyền Hardy-Weinberg. Các microsatellite mới phát triển từ nghiên cứunày cho thấy tiềm năng cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá đa dạng di truyềnvà truy xuất phả hệ phục vụ cho chương trình chọn giống cá Tra. Tuy nhiên, đâychỉ là kết quả ban đầu về đánh giá mức độ đa hình của bộ chỉ thị. Do đó, để cóthể so sánh với kết quả từ các nghiên cứu trước, bộ chỉ thị này cần được đánhgiá trong các ứng dụng khác ở quy mô mẫu lớn hơn và trên các quần đàn khácnhau.

 

 
Tin tức khác
Thử nghiệm eDNA sẽ giúp theo dõi các loài sinh vật biển
Báo cáo đột phá về bộ gen của cá nheo xanh
Nguyên mẫu hàu thuần chay đầu tiên trên thế giới
Đường truyền lây và mô đích tấn công của vi khuẩn Flavobacterium columnare trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Điều chỉnh quy trình SEMI-NESTED RT-PCR chẩn đoán TILAPIA LAKE VIRUS (TiLV) và bước đầu phân lập TiLV từ cá rô phi
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 20
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn