Tin quốc tế
Tình trạng COVID-19 ở bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch tương đương với bệnh nhân không bị ức chế miễn dịch
(sciencedaily.com - 31/03/2021):

Theo một nghiên cứu từ các nhànghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ), những ngườisử dụng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn quá trình thải loại cấy ghép cơquan hoặc để điều trị các bệnh viêm hay tự miễn không cho kết quả xấu hơn nhữngngười khác khi họ được nhập viện do COVID-19.

Các ước tính cho thấy chỉ riêng ở Mỹ có khoảng 10 triệu người bị suy giảm miễndịch . Ức chế hệ miễn dịch đã và đang được xem như một yếu tố nguy cơ chính tiềmẩn đối với tình trạng nghiêm trọng và tử vong do COVID-19 bởi nó có thể chophép virus SARS-CoV-2 lây lan không kiểm soát trong cơ thể bệnh nhân. Song songvới đó, cũng có các báo cáo giai thoại về những người bị ức chế miễn dịch chỉtrải qua những triệu chứng COVID-19 nhẹ hoặc thậm chí không có chút triệu chứngnào, cho thấy rằng các thuốc ức chế miễn dịch có thể có hiệu quả bảo vệ bằngcách ngăn chặn cơn bão viêm đôi khi liên quan đến tình trạng COVID-19 nặng.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích hồ sơ bệnh án dấu tên của2121 bệnh nhân COVID-19 nhập viện đang được điều trị tại hệ thống y tế JohnsHopkins Medicine ở Baltimore và Thủ đô Washington, từ ngày 4 tháng 3 đến 29tháng 8 năm 2020. Họ phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch trướckhi nhập viện vì COVID-19, trung bình không có tình trạng COVID-19 nặng hơn –ví dụ như thời gian nằm viện lâu hơn, tỷ lệ tử vong trong bệnh viện hay sử dụngmáy thở – so với những bệnh nhân COVID-19 không bị ức chế miễn dịch. Nghiên cứunày mới được xuất bản trên Tạp chí ClinicalInfectious Diseases ngày 5 tháng 1 vừa qua.
Bác sĩ nội khoa G. Caleb Alexander, tác giả chính và là giáo sư tại Khoa Dịch tễhọc thuộc Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết: “Đại dịchCOVID đã gây ra một làn sóng nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá xem ai có tìnhtrạng tốt hơn và ai có tình trạng xấu hơn với virus này. Chúng tôi đã kiểm tramột nhóm quan trọng gồm những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài, vídụ như những người có lịch sử cấy ghép cơ quan hay mắc bệnh thấp khớp và đãphát hiện được một số thông tin hữu ích”.
Kayte Andersen, tác giả đứng tên đầu tiên của nghiên cứu và là nghiên cứu sinhTiến sĩ tại Khoa Dịch tễ học, cho biết: “Đã có sự lo lắng rằng ức chế miễn dịchcó thể là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây nên tình trạng COVID-19 nặng, nhưngchúng tôi đã không phát hiện bất cứ dấu hiệu nào như vậy”.
Cho đến nay đã có khoảng 83 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới, và tìnhtrạng thay đổi sang thời tiết lạnh gần đây tại Bắc Bán Cầu đã gây nên sự giatăng lớn nhất về các trường hợp mắc mới. Nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe đangphải vật lộn nhằm đối phó với làn sóng lây nhiễm này và đang cố gắng phân bổcác nguồn lực hạn chế. Việc biết bệnh nhân nào sắp chuyển đến có khả năng caohơn tiến triển thành tình trạng COVID-19 nặng sẽ giúp các nhân viên y tế thựchiện được việc đó. Nhưng liệu những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do điều trịbằng thuốc ức chế miễn dịch có thuộc nhóm nguy cơ cao nhất hay không vẫn là mộtbí ẩn.
Các nhà nghiên cứu tại Johns Hopkins đã phát hiện ra 108, tương đương khoảng5%, trong tổng số các ca nhiễm COVID-19 được nhập viện tại mạng lưới y tế JohnsHopkins tại Baltimore hay Washington trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứunày có thể được phân loại là bị ức chế miễn dịch bởi vì họ đang sử dụng thuốckháng viêm như prednisone hoặc một thuốc chống thải loại như tacrolimus sau khighép cơ quan.
Những kết quả này đạt được sau khi sử dụng các phương pháp thống kê để giảithích những khác biệt giữa các nhóm về các yếu tố như độ tuổi, giới tính vàgánh nặng bệnh tật không phải COVID-19 mà có thể làm sai lệch phân tích. Nhưngngay cả những phân tích thô, chưa được hiệu chỉnh của các nhà khoa học cũngkhông tìm thấy mối liên hệ thống kê nào giữa tình trạng COVID-19 tồi tệ hơn vàhiện trạng ức chế miễn dịch.
Các nhà khoa học hiện đang theo dõi phân tích một bộ dữ liệu lớn hơn nhiều củacác trường hợp mắc COVID-19 trên toàn quốc, phân tích này sẽ cho phép những ướctính có độ chính xác cao hơn hơn, có khả năng bao gồm những phát hiện về cácnguy cơ khác nhau cho các loại thuốc ức chế miễn dịch khác nhau. Tuy nhiên, họcũng lưu ý, những phát hiện trong nghiên cứu nhỏ hơn này có thể cho thấy ít nhấtrằng sự ức chế miễn dịch dường như không liên quan đến những tình trạngCOVID-19 nặng hơn.

Andersen cho biết: “Tại thời điểmnày, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy những người sử dụng thuốc ức chế miễndịch để điều trị những bệnh khác nên lo lắng rằng thuốc của họ sẽ làm tăng nguycơ gây ra tình trạng COVID-19 nghiêm trọng”.

 

 
Tin tức khác
Xây dựng quy trình và kết quả bước đầu khảo sát đa hình đơn nucleotide rs7228049 gen socs6 bằng phương pháp tetra-primer arms pcr trên quần thể người việt nam
Đặc điểm huyết học và tỷ lệ lưu hành gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) ở phụ nữ độ tuổi sinh sản tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trình tự gen của 300 giống có thể góp phần tạo ra khoai tây giàu dinh dưỡng, sạch bệnh và chống chịu thời tiết bất thuận
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 32
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn