Tin trong nước
Lần đầu tiên sản xuất được chế phẩm Lactoferrin từ Pichia pastoris tái tổ hợp
(congthuong.vn - 01/03/2021):

Bộ Công Thương mới đây đã nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu côngnghệ sản xuất chế phẩm Lactoferrin từ Pichia pastoris tái tổ hợp để sản xuất thựcphẩm chức năng” do Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học BáchKhoa Hà Nội) thực hiện. Đề tài thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệsinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.

Hướngđi mới trong nghiên cứu

Lactoferrin(LF) là một protein đa chức năng, có vai trò điều hòa cân bằng nồng độ sắttrong máu, có hoạt tính kháng vi khuẩn, kháng nấm, kháng virus, kháng ký sinhtrùng, kháng ung thư, kháng viêm, điều hòa miễn dịch, hoạt tính enzyme. Do đó,LF đã và đang được sử dụng nhiều làm thực phẩm chức năng; bổ sung vào mỹ phẩmvà sản phẩm chăm sóc răng miệng...

PGS.TS.Trương Quốc Phong - Chủ nhiệm đề tài cho biết: Với nhiều ứng dụng thực tiễn cólợi nên nhu cầu về LF ngày một tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó đã có nhiều giảipháp được đưa ra như tách chiết từ sữa động vật, tạo động vật chuyển gen tăngcường hàm lượng LF trong sữa, tạo thực vật và vi sinh vật chuyển gen sinh tổnghợp LF. Do LF có hàm lượng không cao trong sữa tự nhiên (50 - 100 mg/L) nênviệc tách chiết LF từ sữa là không hiệu quả và sản phẩm tạo ra có thể có nhiễmtác nhân gây bệnh từ động vật cho sữa.

Theođó, hướng tiếp cận sản xuất LF bằng con đường tái tổ hợp đã và đang được thựchiện bởi nhiều nhóm nghiên cứu và được nhiều công ty sản xuất LF quan tâm vì nócó hiệu suất tổng hợp LF cao. Pichia pastoris là chủng nấm men được đánh giá làcó thể sử dụng để sản xuất LF trong công nghiệp.

Việcsử dụng nấm men Pichia pastoris cho sản xuất LF có nhiều ưu điểm như có khảnăng tổng hợp LF cao nhất trong số các vi sinh vật được nghiên cứu sử dụng làmvật chủ biểu hiện, có khả năng lên men với hiệu suất cao, phù hợp lên men quymô lớn và đặc biệt LF sau khi được tổng hợp được đường hóa và biến đổi tạothành protein có hoạt tính tương tự như LF tự nhiên. “Nhóm nghiên cứu của chúngtôi là nhóm nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam thực hiện tạo chủng Pichia Pastoristái tổ hợp để sản xuất LF, phục vụ mục tiêu tạo chế phẩm để sản xuất thực phẩmchức năng” - PGS.TS. Trương Quốc Phong khẳng định.

Lợithế cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại

Đếnnay, trải qua quá trình nghiên cứu công phu, bài bản, nhóm nghiên cứu đã tạođược chế phẩm LF bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ ứng dụng trong sảnxuất thực phẩm chức năng. Đặc biệt, đã nghiên cứu được công thức và bào chếđược 2 sản phẩm thực phẩm chức năng bao gồm viên nang LF và nước uống bổ sungLF, đồng thời đã xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho 2 sản phẩm này với mãsố tương ứng là: 9287/2020/ĐKSP và 9588/2020/ĐKSP.

PGS.TS.Trương Quốc Phong cho rằng: Hiện nay, trên thị trường rất nhiều sản phẩm thựcphẩm chức năng, mỹ phẩm có chứa LF. Tuy nhiên, những sản phẩm này đều thuộc sảnphẩm cao cấp, có giá thành cao và hoàn toàn phải nhập ngoại do chúng ta chưa tựsản xuất được. Trong khi đó, thực phẩm chức năng chứa LF được khuyến cáo sửdụng hàng ngày cho mọi đối tượng và đặc biệt là trẻ em và người ốm.

“Dovậy, chế phẩm LF của đề tài tạo ra chắc chắn là sản phẩm hấp dẫn đối với thịtrường. Các đơn vị có thể tiếp thu kết quả đề tài là các đơn vị hoạt động tronglĩnh vực sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm” - PGS.TS. Trương Quốc Phongnhấn mạnh, đồng thời chia sẻ thêm, sản phẩm của đề tài được phát triển dựa trênmột số ưu điểm của chủng Pichia Pastoris như hàm lượng LF cao, đường hóa LF nhưtrạng thái tự nhiên, chi phí sản xuất thấp… Những ưu điểm này chắc chắn tạo ramột sản phẩm có chất lượng tốt, giúp nâng cao sức khỏe con người.

Đánhgiá cao quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của nhóm thực hiện đề tài.Tiến sĩ Đặng Tất Thành - chuyên viên chính Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ CôngThương) cho biết: Việc xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất chế phẩmLactoferrin từ Pichia pastoris tái tổ hợp, từ đó giúp chúng ta chủ động đượcnguồn sản phẩm này để đáp ứng các yêu cầu của các doanh nghiệp trong nước. Đặcbiệt, việc sản xuất trong nước sẽ tạo ra sản phẩm có ưu thế cạnh tranh đối vớisản phẩm nhập ngoại về thuế nhập khẩu, thời gian cung cấp...

LF đã được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị nhiều loại bệnh. Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã hợp tác với công ty Cổ phần Dược phẩm NOVACO ứng dụng chế phẩm LF tạo ra từ đề tài để bào chế viên nang LF và nước uống bổ sung LF. Nhóm nghiên cứu hy vọng các sản phẩm này sớm có thể đưa ra thị trường.

 

 
Tin tức khác
Những hiểu biết về cấu trúc làm rõ cuộc cạnh tranh giữa cây trồng và các tác nhân gây bệnh nấm
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CHỦNG VI KHUẨN TIỀM NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE PHÂN LẬP TỪ PHỤ PHẨM CHẾ BIẾN GỖ
Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN SEN MINI (Nelumbo nucifera Geartn.) NHẬP NỘI TẠI VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM THÂO DƯỢC PREMIXHAD VÀ DOXYCYCLINE ĐẾN TỈ LỆ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ KÍCH THƯỚC LÔNG NHUNG RUỘT NON TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 23
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn