CNSH lĩnh vực khác
Giải mã vắc xin COVID-19 thế hệ mới do Moderna và Pfizer/BioNTech sản xuất
(vjst.vn - 25/01/2021):

Mới đây, cả thế giớihào hứng đón nhận tin vui từ hai nhà phát triển và sản xuất vắc xin COVID-19khi họ công bố hiệu quả thử nghiệm lâm sàng ấn tượng (Moderna đạt 94,1% vàPfizer/BioNTech đạt 95%). Thay vì phải mất nhiều năm để phát triển như các loạivắc xin trước đây, lần này chỉ trong vòng 10 tháng, cả hai nhà phát triển nàyđã sản xuất thành công vắc xin thế hệ mới, mở ra triển vọng lạc quan trong“khống chế” đại dịch. Vậy các vắc xin này được tạo ra như thế nào, và khác gìso với vắc xin truyền thống? Nó có thực sự hiệu quả hay còn tiềm ẩn rủi ro?

Vắc xin thế hệ mớicủa Moderna và Pfizer/BioNTech

Kể từ ca tử vong đầutiên vì COVID-19 được ghi nhận vào tháng 12/2019, thế giới đã chứng kiến sựbùng nổ về số lượng công trình nghiên cứu với tốc độ chưa từng có. Protein S(spike), một protein nằm trên bề mặt virus SARS-CoV-2 (tác nhân gây bệnhCOVID-19), đã nhanh chóng được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc giúpvirus xâm nhập vào cơ thể con người nhờ khả năng bám gắn đặc hiệu vào một thụthể (ACE2) có mặt ở nhiều loại tế bào người. Đặc biệt, protein này được hệ miễndịch của cơ thể nhận diện và kích hoạt các phản ứng miễn dịch, hay nói theongôn ngữ khoa học, protein S chính là khángnguyên mục tiêu. Đó là chiến lược của đa số các loại vắc xinCOVID-19 đang được phát triển hiện nay. 

Các vắc xin COVID-19hiện được phát triển chủ yếu theo hai phương pháp: truyền thống và thế hệ mới.Điểm khác biệt cơ bản của vắc xin thế hệ mới và vắc xin truyền thống làcách kháng nguyên tiếpxúc với hệ miễn dịch của cơ thể. Vắc xin truyền thống chứavirus bị làm yếu hoặc bất hoạt với protein S đã được biểu hiện ở bề mặt virus,hoặc protein S đã được tổng hợp và tinh sạch. Nói cách khác, với phương pháptruyền thống, vắc xin chứa protein S được chế tạo từ bên ngoài, sau đó được đưavào cơ thể để huấn luyện hệ miễn dịch. Trong khi đó, vắc xin thế hệ mới chứacác vật liệu di truyền như RNA thông tin (mRNA) hoặc DNA mã hóa nên protein S,từ đó sẽ được cơ thể sử dụng và tổng hợp từ bên trong. Cụ thể, sau khi được đưavào cơ thể, các vật liệu di truyền này sẽ đi vào bên trong tế bào và sử dụng bộmáy của cơ thể để tạo thành protein S, còn mRNA sau đó sẽ bị cơ thể phân hủy.Protein S hoặc các đoạn nhỏ của nó sẽ đi ra ngoài và gắn trên bề mặt tế bào,cho phép hệ thống miễn dịch nhận diện để từ đó kích hoạt các phản ứng chống lạivirus khi có virus xâm nhập vào cơ thể. Quan trọng hơn, khi hệ thống miễn dịchđược kích hoạt, một loại tế bào miễn dịch được gọi là tế bào B có thể sản xuấtra kháng thể giúp phá hủy cấu trúc của virus hoặc ngăn virus bám gắn vào các tếbào, và tế bào T gây độc tế bào (killer T cells) tiêu diệt các tế bào bị xâmnhiễm bởi virus, để chống lại việc virus nhân lên. 

Hai vắc xin,mRNA-1273 của Moderna và BNT162b2 của Pfizer/BioNTech chính là những vắc xinmRNA hoạt động theo cơ chế như vậy. Tuy nhiên, phân tử mRNA nếu được đưa trựctiếp vào cơ thể có khả năng bị phân hủy trước khi xuyên qua màng tế bào để vàođến nơi có bộ máy tạo ra protein S. Do đó, cả hai công ty phát triển vắc xinnêu trên đều bọc mRNA trong một phân tử nhỏ gọi là hạt nano lipid. Do kém bền ởnhiệt độ thường, nên vắc xin cần được bảo quản lạnh. Tuy nhiên, vắc xinBNT162b2 của Pfizer/BioNTech phải được trữ cực lạnh ở nhiệt độ -70oC,còn vắc xin mRNA-1273 của Moderna chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh tiêuchuẩn từ 2 đến 8oC trong 30 ngày, hoặc có thể giữ đến 6 tháng ở -20oC.Ưu điểm vượt trội này của mRNA-1273 chính là nhờ kỹ thuật tạo hạt nano từ hỗnhợp lipid-ethanol của Moderna.

Hiệu quả chống COVID-19của hai vắc xin 

Cả hai vắc xin đềuđược thử nghiệm lâm sàng trên 30.000 người, và chứng minh hiệu quả ngăn ngừaCOVID-19 khoảng 95%. Vì vắc xin còn quá mới, nên chưa ai biết được hiệu quả bảovệ sẽ kéo dài trong bao lâu. Đặc biệt chúng ta vẫn chưa biết loại vắc xin nàycó khả năng khống chế sự lây truyền virus trong cộng đồng hay không, và phảicần rất nhiều thời gian và nỗ lực để tiếp tục giải mã câu hỏi quan trọng này.

Có khả năng sau khitiêm, một số tế bào miễn dịch sẽ giảm số lượng nhưng hệ miễn dịch có các tế bàonhớ, một loại tế bào đặc biệt giúp lưu trữ thông tin của virus SARS-CoV-2 trongthời gian dài. Đối với một số đối tượng đặc biệt như trẻ em và phụ nữ mangthai, các vắc xin đều chưa được nghiên cứu và thử nghiệm. Hiệu quả bảo vệ củavắc xin ở người trên 65 tuổi cũng giảm đi. 

Tuy nhiên, nhữngngười tiêm vắc xin được khuyến cáo vẫn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ nhưđeo khẩu trang và vệ sinh vì có khả năng làm lây nhiễm virus. Nguyên nhân là dokhi virus gây bệnh COVID-19 xâm nhập vào mũi và miệng, cơ chế miễn dịch tựnhiên của cơ thể sẽ sản sinh một loại kháng thể ở niêm mạc (IgA), giúp bảo vệcơ thể trong lần nhiễm tiếp theo. Trong khi đó, các vắc xin mới khi được tiêmvào bắp tay, hòa vào trong máu lại kích thích cơ thể tạo ra kháng thể khác(IgG) giúp tiêu diệt virus. Một số kháng thể này có thể đến “khu vực tiềntuyến” để canh gác nhưng hiện chưa có báo cáo chứng minh số lượng của nó có đủđể ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của virus hay không. Mặc dù họ không bịảnh hưởng nhờ được vắc xin bảo vệ, nhưng một hơi thở hoặc một cái hắt hơi cũngcó thể phát tán virus ra cộng đồng.

Mặc dù cả 2 vắc xinđều vượt qua các đánh giá khắt khe của thử nghiệm lâm sàng và cho hiệu quả bảovệ cao, nhưng việc phát triển vắc xin nhanh kỷ lục để chạy đua với tình trạngkhẩn cấp của đại dịch cũng đồng nghĩa với những nguy cơ tiềm ẩn chưa được đánhgiá toàn diện (vì cần một thời gian dài, tới 1 hoặc 2 năm, để tiếp tục theo dõinhững người đã tham gia thử nghiệm vắc xin). Hơn nữa, trước đó vắc xin mRNAchưa từng được bất kỳ quốc gia nào phê duyệt để sử dụng ở người nên khó có thểdự đoán được những rủi ro của loại vắc xin này. Đáng chú ý, sau khi trở thànhquốc gia đầu tiên phê duyệt và triển khai tiêm vắc xin BNT162b2 củaPfizer/BioNTech, nước Anh đã chứng kiến hai trường hợp bị dị ứng sau khi tiêmvắc xin. Tuy đây không phải là triệu chứng hiếm gặp của việc tiêm phòng vắcxin, nhưng phản ứng không mong muốn này của vắc xin cũng khiến các chính quyềncẩn trọng hơn trong việc phê duyệt các quy định sử dụng vắc xin trên quy môlớn.

Có thể thấy, nếu mỗingười cần hai liều thì thế giới cần khoảng 16 tỷ liều vắc xin, đó là lý dokhiến cuộc chạy đua sản xuất vắc xin chưa hề dừng lại. Với sự tiến bộ của khoahọc và công nghệ, cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu,những thành tựu bước đầu của vắc xin đang mở ra hy vọng về khả năng đẩy lùi đạidịch COVID-19 trong một tương lai không xa.

 

 
Tin tức khác
Lần đầu huấn luyện AI "ngửi" rượu vang để truy xuất nguồn gốc
Cơ thể chúng ta có chất giảm đau tự nhiên, làm sao "xài" chúng?
Nhìn nhận mới về cách não bộ định vị cơn đau
Phát hiện "lỗi" trong vắc xin Covid Moderna, Pfizer: Khoa học nói gì?
Tìm thấy lý do khiến vắc xin AstraZeneca gây cục máu đông
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 16
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn