Stress do ngoại cảnh bất lợi như nóng, khô hạn, mặn, đặc biệt làkhi chúng kết hợp với điều kiện ánh sáng cực trọng có thể tác động rất xáyu đếnkinh tế và xã hội. Kiến thức của chúng ta về ảnh hưởng của những stress như vậycho từng đối tượng cây trồng khá rộng; nhưng chúng ta biết rất ít về cơ chế làmthế nào cây thích ứng được loại hình stress theo kiểu kết hợp nhiều thứ nhưvậy. Ở đây, các tác giả của công trình khoa học này cho rằng: cây có khả năngtích hợp nhiều hệ thống truyền tín hiệu khác nhau ở mức độ tại chổ hay mức độhệ thống. Người ta chứng minh rằng phần đặc biệt của cây là mức độ nhạy cảm vớistress khi xảy ra hai loại hình sẽ tạo ra khác biệt đáng kể là cây sẽphải thích ứng như thế nào cho nhanh và hiệu quả. Kết quả này là điểm sáng đểgiải thích câu hỏi ấy. Điều kiện ngoại cảnh cực đoan, như nóng, mặn, và thiếunước, tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng và năng suất, gây ra sự suy sụp hoàntoàn hệ sinh thái. Tín hiệu được truyền trên cơ sở kích thích bởi stress và sựthích nghi mang tính chất hệ thống đóng vai trò cực kỳ then chốt để cây sốngsót trong giai đoạn cây bị stress. Nghiên cứu gần đây cho thấy: để phản ứng lạivới một stress phi sinh học đơn độc, tại một lá nào đó, cây phải cần một phảnứng có tính chất hệ thống và tính chất đặc thù của stress ấy. Nó bao gồm sựthích ứng với điều kiện khí hậu cực đoan với nhiều phân tử TF chuyên biệt chostress chuyên biệt cộng thêm các chất biến dưỡng cần thiết, giống như phản ứngcủa khí khổng của toàn cây chuyên biệt cho một stress nào đó. Tuy nhiên, bảnchất tự nhiên của cây thường bị khống chế bởi một phồi hợp nhiều loại hìnhstress cùng một lúc, mỗi thứ có một phản ứng kích hoạt riêng biệt nhau, đặt ramột câu hỏi mới cho sinh học thực vật: liệu cây trồng có khả năng tích hợp haitín hiệu cùng một lúc hay không? Các tác giả chứng minh rằng: cây có thể tíchhợp hai tính hiệu để truyền đi cùng một lúc khi stress thuộc dạng đa stress.Bản chất cây kích hoạt bởi những stress khác nhau ấy (i.e., cùng một lúc hay ởcác cơ quan khác nhau trong cây) làm ra một khác biệt đáng kể nhanh hơn và hiệuquả hơn để cây kích hoạt tín hiệu ROS mang tính hệ thống (reactive oxygenspecies); transcriptomic, kích thích tố, và phản ứng đóng mở khí khổng; giốngnhư thích nghi thời tiết của cây. Đây là kết quả có tính chất soi đường về kếthợp stress với sự sống của cây trên những điều kiện strss phi sinh học khácnhau xảy ra cùng một lúc. Bài viết nêu tổng quát vai trò chủ chốt của tín hiệusystemic ROS trong phản ứng với kiểu hình đa stress của cây trồng