Tin trong nước
Đặc tính probiotic và khả năng làm tan huyết khối của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis natto
(Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập - 11/05/2020):

Nghiên cứu do các tác Đoàn Thị Ngọc Thanh, Phạm Nguyễn Kim Làivà Phạm Thị Thúy Ngoan thuộc Khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, TrườngĐại học Tiền Giang thực hiện.

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnhlý về tim mạch và ung thư, nhưng đứng hàng đầu về tỷ lệ tàn tật ở người trưởng thành.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 15 triệu người mắc đột quỵ nãotrên toàn cầu, trong đó có 5 triệu ca tử vong và 5 triệu người khác phải chịuđựng những khuyết tật vĩnh viễn do đột quỵ não gây ra, đặt gánh nặng lên giađình và xã hội, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Năm 1980, Sumi Hiroyuki đã phát hiện ra natto - một loại thựcphẩm truyền thống của người Nhật được lên men bằng cách ủ đậu tương nấu chínvới B. subtilis natto. Vi khuẩn này tiết ra enzyme nattokinasecó khả năng tiêu tơ huyết mạnh, enzyme trực tiếp tác động lên tơ huyết và làmtan các tơ huyết đồng thời giúp cải thiện chức năng của các enzyme làm tanhuyết khối của cơ thể. Dựa trên nguồn gốc thực phẩm và hoạt tính làm tan huyếtkhối mạnh, nattokinase được nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa nhờ tác dụngphòng ngừa đột quỵ và có hiệu quả kéo dài.

Việc bổ sung vi khuẩn có thể sản sinh nattokinase vào bữa ăn làcách hiệu quả để phòng ngừa cục máu đông - hiện tượng dẫn đến các nguy cơ taibiến đột quỵ. Bên cạnh đó, B. subtilis natto thuộc loài B.subtilis được WHO đánh giá là an toàn và được dùng trong thực phẩm.Đồng thời, vi khuẩn này cũng có tác dụng giảm aldehyde trong quá trình phângiải rượu trong máu người uống rượu giúp giải độc nhanh. Nhờ đó, chúng làprobiotic tiềm năng trong sản xuất thực phẩm chức năng, có thể sử dụng trongphòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng các chủng B. subtilis nattocó khả năng bám dính, một trong những đặc tính của vi khuẩn có lợi cho đườngruột. Mặt khác, một chủng vi sinh vật có tính chất probiotic cần có những đặctính có lợi cho vật chủ, đồng thời phải sống sót qua được điều kiện khắc nghiệtcủa dạ dày và hệ tiêu hóa của vật chủ. Giá trị pH của dạ dày người thường daođộng trong khoảng 1 đến 3. Một số nghiên cứu khảo sát khả năng sống sót củachủng vi khuẩn dùng cho probiotic ở người trong điều kiện dịch dạ dày nhân tạovới giá trị pH từ 1 đến 3 hoặc từ 2 đến 2,5, nồng độ muối mật từ 0,3% đến 0,5%,nồng độ pepsin từ 0,2% đến 0,3%. Vì vậy, đề tài này tiến hành khảo sát nhữngđặc tính có lợi của chủng B. subtilis natto được phân lập tạiViệt Nam như tính kháng khuẩn, khả năng tan huyết, tính kháng kháng sinh, đồngthời khảo sát khả năng chống chịu lại các điều kiện khắc nghiệt của hệ tiêu hóađường ruột ở người.

Kết quả cho thấy chủng vi khuẩn chịu được các điều kiện khảosát. Sau 3 giờ ủ trong môi trường chứa 0,3% và 0,6% muối mật; mật độ duy trìlần lượt là 96,8% và 85,5% so với ban đầu tương ứng với 7,87± 0,08 và 6,95±0,10 log CFU/mL. Sau 3 giờ ủ ở môi trường pH 2, vi khuẩn có khả năng tồn tạivới mật độ đạt 6,73±0,04 log CFU/mL tương ứng tỷ lệ sống là 79,11% so với banđầu. Sau 3 giờ ủ trong môi trường dịch dạ dày nhân tạo pH 2,5 có bổ sung0,3% enzyme pepsin, mật độ duy trì 6,71±0,02 log CFU/mL ứng với tỷ lệ 83,31% sovới mật độ ban đầu. B. subtilis natto có khả năng kháng lại4 loại vi khuẩn gây bệnh trong nghiên cứu này Escherichia coli ATCC8739, Salmonella typhimurium ATCC 14028, Staphylococcusaureus ATCC 6538, Pseudomonus aegurinosa ATCC 25853với vòng vô khuẩn tương ứng là 8,0; 9,0; 10,0 và 8,0 mm. Khả năng hòa tan huyếtkhối được khẳng định khi dịch nuôi cấy sau 36 giờ có khả năng làm tan 25%lượng huyết khối tươi sau 2 giờ ủ.

 
Tin tức khác
Những hiểu biết về cấu trúc làm rõ cuộc cạnh tranh giữa cây trồng và các tác nhân gây bệnh nấm
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CHỦNG VI KHUẨN TIỀM NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE PHÂN LẬP TỪ PHỤ PHẨM CHẾ BIẾN GỖ
Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN SEN MINI (Nelumbo nucifera Geartn.) NHẬP NỘI TẠI VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM THÂO DƯỢC PREMIXHAD VÀ DOXYCYCLINE ĐẾN TỈ LỆ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ KÍCH THƯỚC LÔNG NHUNG RUỘT NON TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 11
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn