Tin trong nước
Nghiên cứu môi trường nuôi cấy in vitro từ đoạn thân cây sacha inchi (Plukenetia volubilis L.)
(sokhcn.cantho.gov.vn/ - 11/11/2019):

Nghiên cứu do tác giả Lê Thị Thủy vàNguyễn Thị Nhung - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện nhằm xác định môitrường nuôi cấy in vitro phù hợp cho việc tái sinh cây sacha inchi (Plukenetiavolubilis L.) từ đoạn thân.

Sacha inchi (Plukenetia volubilisL.) là cây leo bán thân gỗ có nguồn gốc từ các nước Trung và Nam Mĩ, được đưavề trồng ở Việt Nam từ năm 2012. Cây cho thu quả lứa đầu sau 7-8 tháng trồng vàchưa xuất hiện bệnh hại, cho đến nay, sacha inchi được đánh giá là cây trồng cóthể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu của nước ta. Ngoàiprotein (chiếm 27%), hạt sacha inchi được đặc trưng bởi hàm lượng cao omega 3(45- 53% tổng hàm lượng chất béo) và omega 6 (34-39% tổng hàm lượng chất béo),được ghi nhận là có tác dụng tốt với sức khỏe con người, đặc biệt trong việcngăn ngừa các bệnh như viêm khớp, bệnh mạch vành, tiểu đường, tăng huyết áp,tăng động giảm chú ý và các bệnh viêm da. Khác với nhiều loại thực vật cung cấpdầu, hạt sacha inchi có hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên rất cao, hàmlượng các axit béo bão hòa thấp (5,4%), bên cạnh đó là sự cân bằng về tỉ lệ củaomega 3, omega 6 và omega 9 khiến sacha inchi được đánh giá là loại dầu thựcvật lành mạnh nhất đối với sức khỏe con người.

Tạo cây giống từ hạt được xem làphương pháp nhân giống chính đối với cây sacha inchi, tiếp đến là phương thứcgiâm cành với việc sử dụng thêm chất kích thích ra rễ IBA 0,2%. Tuy nhiên, vớihàm lượng dầu cao, hạt sacha inchi thường nhanh chóng mất khả năng nảy mầm sauthời gian bảo quản. Do vậy, việc ứng dụng phương pháp nhân giống in vitro đượcxem là một giải pháp hỗ trợ và thay thế phù hợp cho phương pháp nhân giốngtruyền thống. Kĩ thuật này cho phép lựa chọn nguồn vật liệu di truyền, xử lýkhối lượng lớn cây con trong không gian nhỏ và tạo ra nguồn cây giống sạchbệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đỉnh sinh trưởng, mô phân sinh đỉnh thuđược từ hạt nảy mầm trong ống nghiệm hay các lá mầm sacha inchi có thể phátsinh chồi trực tiếp trên môi trường Murashige & Skoog (MS) có bổ sung BAPvà IBA. Theo nghiên cứu của Viegas và cộng sự (2014), thực nghiệm đồng ruộngcho thấy, không tìm thấy biến đổi di truyền nào ở cây in vitro, cây giống sinhtrưởng tốt, cho năng suất cao và ổn định so với cây giống được trồng từ hạt.

Hạt sacha inchi được khử trùng bằngNaOCl 5% trong 30 phút cho tỉ lệ mẫu sạch nảy mầm cao nhất đạt 78,29%. Môitrường MS bổ sung 20 g/l sucrose +7 g/l agar cho thời gian trung bình xuất hiệnrễ mầm và lá mầm ngắn nhất và chiều cao cây trung bình đạt 14,52 cm. Đoạn thângiữa lá thật 1 và lá thật 2 của cây con nảy mầm từ hạt sacha inchi cho khả năngtái sinh tạo đa chồi cao nhất trong 4 vị trí nghiên cứu, với tỉ lệ mẫu tái sinhlà 72,22%. Sau 4 tuần nuôi cấy, môi trường MS có bổ sung 0,1 mg/l BAP kết hợpvới 0,1 mg/l IBA là công thức tái sinh chồi phù hợp nhất cho đoạn thân, với tỉlệ mẫu tạo chồi là 76,67%, số lượng chồi/mẫu là cao nhất, đạt 4,67 chồi; chiềucao chồi và số lá trên chồi lần lượt là 1,75 cm và 2,50 lá/chồi. Với môi trườngtạo rễ, công thức MS có bổ sung 0,5 mg/l IBA là môi trường tối ưu với tỉ lệchồi ra rễ đạt 90%, số lượng rễ trung bình đạt 5,85 rễ/chồi.

 

 
Tin tức khác
Những hiểu biết về cấu trúc làm rõ cuộc cạnh tranh giữa cây trồng và các tác nhân gây bệnh nấm
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CHỦNG VI KHUẨN TIỀM NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE PHÂN LẬP TỪ PHỤ PHẨM CHẾ BIẾN GỖ
Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN SEN MINI (Nelumbo nucifera Geartn.) NHẬP NỘI TẠI VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM THÂO DƯỢC PREMIXHAD VÀ DOXYCYCLINE ĐẾN TỈ LỆ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ KÍCH THƯỚC LÔNG NHUNG RUỘT NON TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 25
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn