Tin trong nước
Ứng dụng công nghệ sấy hồng ngoại để sản xuất trà táo mèo và bột dinh dưỡng chùm ngây phục vụ xuất khẩu
(khoahocvacongnghevietnam.com.vn - 01/07/2019):

Thôngqua việc thực hiện một dự án sản xuất thử nghiệm thuộc Chương trình khoa học vàcông nghệ cấp nhà nước: “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùngTây Bắc”, các nhà khoa học thuộc Công ty CP Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (BộCông Thương) đã xây dựng được các quy trình công nghệ sản xuất và thiết kế chếtạo thành công dây chuyền thiết bị sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ táo mèo vàchùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chocác tỉnh vùng Tây Bắc. Sản vật vùng Tây Bắc Táo mèo còn gọi là Sơn tra, thuộchọ hoa hồng, cây mọc tự nhiên và được trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, LaiChâu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái… nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao trên 1.000 m.Từ nhiều năm qua, táo mèo đã được dùng làm thực phẩm và làm thuốc. Nhiều nghiêncứu cho thấy, táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành,chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa độngmạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêmcầu thận cấp và mạn tính, giảm kích thích ruột, tiêu chảy… Chùm ngây hay cây Độsinh (Moringa oleifera) là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong chi chùmngây (Moringa) thuộc họ chùm ngây (Moringaceae), xuất xứ từ vùng Nam Á và đượctrồng, khai thác, sử dụng nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao.Những năm gần đây, cây chùm ngây đã được trồng phổ biến ở một số tỉnh miền núiphía Bắc Việt Nam. Một số nghiên cứu cho thấy, chùm ngây chứa hơn 90 chất dinhdưỡng tổng hợp, bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin,46 chất chống ô xy hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chấtkháng kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, uxơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol... Bên cạnh đó, nhiềubộ phận của cây còn có những hoạt tính như: kích thích hoạt động của tim và hệtuần hoàn, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống cogiật, lợi tiểu, hạ huyết áp, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh, chốngnấm... Là vùng có điều kiện khí hậu, địa hình thuận lợi cho việc trồng táo mèovà chùm ngây, những năm gần đây diện tích trồng các loại sản vật này đã khôngngừng gia tăng. Mặc dù đạt được sản lượng tương đối lớn, nhưng các sản phẩm táomèo và chùm ngây chỉ được sử dụng dưới dạng nguyên liệu thô (ngâm rượu, phơikhô, làm thực phẩm ăn uống hàng ngày). Trong khi đó, các sản phẩm trà thảo dượctáo mèo và bột dinh dưỡng chùm ngây lại đang được người tiêu dùng tại thịtrường châu Âu và Mỹ ưa chuộng... Tuy nhiên, để tiếp cận các thị trường tiêudùng khó tính này, các doanh nghiệp chế biến trong nước lại đang gặp khó khănvề mặt công nghệ sản xuất. Kết hợp công nghệ hiện đại Trước tình hình thực tếvà nhu cầu của các cơ sở chế biến dược liệu trong nước, năm 2017 Công ty CPViện máy và Dụng cụ Công nghiệp đã đề xuất và được giao chủ trì thực hiện dựán: “Thử nghiệm sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ táo mèo và chùm ngây với việcứng dụng công nghệ sấy bằng hồng ngoại đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, gópphần nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng Tây Bắc”. Sau 2 năm triển khai thựchiện, dự án đã đạt kết quả vượt kế hoạch đề ra, bao gồm: 1) Hoàn thiện quytrình công nghệ chế biến trà và bột dinh dưỡng từ táo mèo và chùm ngây đạt tiêuchuẩn xuất khẩu; 2) Hoàn thiện quy trình công nghệ sấy nguyên liệu bằng hồngngoại để đưa vào chế biến trà và bột dinh dưỡng từ táo mèo và chùm ngây; 3)Hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật dây chuyền thiết bị chế biến trà và bột dinhdưỡng từ táo mèo và chùm ngây bằng công nghệ sấy bằng hồng ngoại; 4) Chế tạothành công dây chuyền thiết bị chế biến trà và bột dinh dưỡng từ táo mèo vàchùm ngây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (1 hệ thống thiết bị sơ chế nguyên liệu vớimáy rửa năng suất 300-500 kg/h, máy băm thái năng suất 50-400 kg/h, máy tháilát năng suất 200- 500 kg/h; 1 hệ thống thiết bị cô đặc với thiết bị chiếtxuất, cô đặc chân không dung tích 3 m3; 1 máy trộn nguyên liệu năng suất 600kg/h; 1 máy tạo sợi năng suất 140-400 kg/h; 3 máy sấy hồng ngoại tự động; 3 máyđóng gói trà tan, trà túi lọc tự động…); 5) Xây dựng thành công mô hình trồngtáo mèo và chùm ngây (5 ha táo mèo và 1 ha chùm ngây); 6) Đào tạo được đội ngũvận hành dây chuyền thiết bị sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ táo mèo, chùmngây, đồng thời tập huấn cho trên 200 lượt nông dân về kỹ thuật trồng táo mèovà chùm ngây. Điểm đặc biệt khi sử dụng lò sấy ứng dụng công nghệ hồng ngoại đểsấy táo mèo, chùm ngây là duy trì được nhiệt độ sấy tối ưu nên không ảnh hưởngtới các thành phần của nguyên liệu, không gây ra các chất làm ảnh hưởng đến sứckhỏe con người do nguyên liệu không bị cháy… Hiện tại, dây chuyền thiết bị đãđược lắp đặt tại Công ty Cổ phần chè San Tuyết (thôn Giàng B, xã Suối Giàng,huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái). Các sản phẩm trà hòa tan táo mèo, trà túi lọctáo mèo và bột dinh dưỡng chùm ngây sử dụng công nghệ sấy hồng ngoại do Công tysản xuất đã được người tiêu dùng chấp nhận và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thịtrường châu Âu, Mỹ… Ngoài hiệu quả đã đạt được khi tiến hành sấy táo mèo vàchùm ngây, lò sấy ứng dụng công nghệ hồng ngoại còn cho chất lượng rất tốt khisử dụng cho các dược liệu khác như khi sấy màng gấc, hàm lượng lycopene củamàng gấc sấy bằng lò sấy hồng ngoại cao gấp khoảng 1,8÷2 lần so với lò sấy sửdụng công nghệ khí nóng tuần hoàn; khi sấy hoa tam thất, sản phẩm hoa tam thấtkhông bị giòn, không dập gẫy, không nát vụn và khô đều từ trong ra ngoài, đặcbiệt hàm lượng dược tính trong hoa tam thất hầu như không bị mất đi… Hy vọngrằng cùng với các kết quả của các đề tài/ dự án khác, dự án “Thử nghiệm sảnxuất trà và bột dinh dưỡng từ táo mèo và chùm ngây với việc ứng dụng công nghệsấy bằng hồng ngoại đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệuquả kinh tế cho vùng Tây Bắc” sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các sảnphẩm nông - lâm đặc sản, qua đó giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế -xã hội các địa phương vùng Tây Bắc

 

 
Tin tức khác
Những hiểu biết về cấu trúc làm rõ cuộc cạnh tranh giữa cây trồng và các tác nhân gây bệnh nấm
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CHỦNG VI KHUẨN TIỀM NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE PHÂN LẬP TỪ PHỤ PHẨM CHẾ BIẾN GỖ
Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN SEN MINI (Nelumbo nucifera Geartn.) NHẬP NỘI TẠI VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM THÂO DƯỢC PREMIXHAD VÀ DOXYCYCLINE ĐẾN TỈ LỆ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ KÍCH THƯỚC LÔNG NHUNG RUỘT NON TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 28
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn