Tin quốc tế
Sự đụng chạm thường xuyên có thể làm giảm năng suất cây trồng
(iasvn.org - 14/01/2019):

Một nghiên cứu do Đại học La Trobe (Úc) thực hiện đã phát hiệnra rằng thực vật cực kỳ nhạy cảm khi bị chạm vào. Nếu việc này lặp đi lặp lại,có thể làm chậm đáng kể sự tăng trưởng của cây.

Phát hiện (được công bố trên tạp chí The Plant) có thể mangđến những cách tiếp cận mới, giúp tối ưu hóa từ khả năng tăng trưởng và năngsuất của cây trồng trên đồng ruộng, cho đến việc sản xuất rau quả thâm canh.

GS. Jim Whelan, giám đốc bộ phận nghiên cứu của Viện Nông nghiệpvà Thực phẩm La Trobe và là người đứng đầu nghiên cứu cho biết, ngay cả chỉ vớimột cú chạm nhẹ nhất, phản ứng bảo vệ di truyền của cây cũng sẽ được kích hoạt.Và nếu việc này lặp đi lặp lại, sẽ làm chậm sự tăng trưởng của thực vật.

Whelan nói: "Những đụng chạm nhẹ nhất từ ​​người, động vật, côn trùng haythậm chí là thực vật chạm vào nhau trong gió cũng là nguyên nhân gây ra cácphản ứng gen lớn trong cây. Trong vòng 30 phút sau khi được chạm vào, 10%bộ gen của cây đã bị thay đổi. Điều này liên quan đến một khoản phí tổn nănglượng khổng lồ bị mất đi cho sự tăng trưởng của thực vật. Nếu sự đụng chạm đượclặp đi lặp lại, thì sự tăng trưởng của thực vật sẽ giảm tới 30%".

Theo TS. Yan Wang, đồng tác giả của nghiên cứu, khi chúng ta chưabiết nguyên nhân tại sao thực vật có những phản ứng mạnh mẽ khi bị chạm vào,thì những phát hiện mới đã cung cấp nhiều sự hiểu biết sâu sắc hơn về các cơchế bảo vệ di truyền liên quan, đồng thời mở ra các cách tiếp cận mới để giảmđộ nhạy cảm và tối ưu hóa tăng trưởng cho cây trồng.

"Chúng tôi biết rằngkhi một con côn trùng đậu trên cây, cây sẽ kích hoạt các gen để tự bảo vệ mìnhkhỏi bị côn trùng gây hạiTuy nhiên, nhiều lúc côn trùng cũng có lợi,vậy làm thế nào để thực vật phân biệt được giữa bạn và thù?” tiến sĩ Yang nói. "Tương tự như khi thực vật phát triển gần đếnmức chúng chạm vào nhau, phản ứng bảo vệ khiến cây tăng trưởng chậm có thể tốiưu hóa việc tiếp cận với ánh sáng mặt trời.Vì vậy, để tối ưu tăng trưởng, mậtđộ trồng phải phù hợp với tài nguyên đầu vào".

GS. Whelan cho biết, với sự hiểu biết sâu sắc hơn về các cơ chế ditruyền có liên quan, chúng ta có thể định danh và nhân giống đa dạng các giốngcây trồng ít nhạy cảm trong khi vẫn giữ được độ nhạy với các yếu tố khác nhưlạnh và nóng.

Bước tiếp theo trong nghiên cứu sẽ là kiểm tra phản ứngcủa các loài cây hoa màu khi bị chạm vào và xem xét các hậu quả tiềmtàng của các giống cây trồng ít nhạy cảm.

GS. Whelan nói: "Do chúng ta không hiểu tại sao thực vật lại có những phản ứngphòng thủ mạnh mẽ như vậy khi bị chạm vào, nên trước khi tạo ra các giống ítnhạy cảm hơn, chúng ta cần tìm hiểu một số hậu quả có thể xảy đến, ví dụ như thực vật ít nhạy cảm có thể dễ bị bệnh hơn vì mộtcơ chế phòng thủ quan trọng đã bị loại bỏ?".

 

 
Tin tức khác
Xây dựng quy trình và kết quả bước đầu khảo sát đa hình đơn nucleotide rs7228049 gen socs6 bằng phương pháp tetra-primer arms pcr trên quần thể người việt nam
Đặc điểm huyết học và tỷ lệ lưu hành gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) ở phụ nữ độ tuổi sinh sản tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trình tự gen của 300 giống có thể góp phần tạo ra khoai tây giàu dinh dưỡng, sạch bệnh và chống chịu thời tiết bất thuận
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 24
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn