Tin quốc tế
Phương pháp 'đột biến hô hấp' có thể tạo giống lúa đạt 30 tấn/ha
(Vnexpress.net - 14/01/2019):

Cây lúacũng có gene đóng vai trò "lãnh đạo", khi đột biến hô hấp có thể kếttụ gene ưu tú từ nhiều giống, tạo giống "siêu" năng suất.

Kỹ thuật "độtbiến hô hấp" hứa hẹn trước mắt có thể tạo ra các "siêu" lúa,cũng như cây trồng nhờ việc lai 10 hoặc hơn các giống lúa ưu tú với nhau để tạora một giống lúa ưu việt. "Năng suất lý thuyết có thể đạt 30 tấn/ha thậmchí cao hơn, không bị sâu bệnh và rất ngon", PGS Trần Đăng Xuân, Trưởngphòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Đại học Hiroshima (Nhật Bản) tiếtlộ sau hơn 10 năm ông cùng nhóm nghiên cứu theo đuổi các thí nghiệm để lai tạogiống lúa có thể giúp liên kết các đặc tính tốt nhất của cây lúa.

PGS Xuân cho biết,thay vì áp dụng các lý thuyết di truyền phổ biến của Mendel, ông và các cộng sựđã thực hiện các thí nghiệm đột biến trên lúa theo phương pháp ngượclại. Đó là xử lý đột biến bằng hóa học, nhưng khác với thông thường là sửdụng nồng độ rất thấp và trong một thời gian dài. 

Kết quả khi áp dụngkỹ thuật "đột biến hô hấp", các đặc tính kháng bệnh, năng suất cao,phẩm chất tốt... từ nhiều giống lúa dường như được liên kết lại với nhau vàkhông tạo nên sự phân ly, hoặc có phân ly với tỷ lệ rất ít. Bằng phương pháplai tạo thông thường, hiện tại chưa thể lai đồng thời nhiều giống lúa với nhau,đặc biệt trên 10 giống có nền di truyền khác xa nhau, vì sẽ tạo ra sự phân lylớn và phức tạp.

Điểm đột phá, liênkết gene cho phép di truyền theo giống mẹ, chứ không phải từ giống bố như thôngthường. Lúa có một số gene nằm trong tế bào chất có thể di truyền theo giốngmẹ, nhưng phần lớn không phải là các gene quan trọng, vì các gene này thườngnằm trong nhân tế bào.

Lý thú hơn, sự độtbiến cho phép lai không giới hạn các giống lúa với nhau để tạo ra một giống lúatheo lý thuyết mang tất các các gene ưu tú của các giống tham gia lại tạo, chỉtrong một thời gian ngắn. Những điểm này trong kỹ thuật chọn giống hiện chưanơi nào làm được.

Thông thường tronglai giống, các giống bố phải mang các tính trạng tốt và cần thiết cho mục đíchchọn giống, nhưng vì các tính trạng do nhiều gene tương tác và quyết định, nênviệc chọn giống thông thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian.

Ngược lại chọn giốngáp dụng bằng kỹ thuật phân tử tiết kiệm thời gian, nhưng sự bền vững và tínhhiệu quả vẫn là một nan giải. Vì vậy kỹ thuật "hô hấp đột biến"đang thể hiện những ưu việt trong lai tạo giống.

Phát hiện gene"lãnh đạo" ở cây lúa

PGS Trần Đăng Xuâncòn phát hiện trong cây lúa cũng có một hoặc nhiều gene đóng vai trò như gene"lãnh đạo" hoặc gene "trung tâm", có khả năng liên kết vớitất cả các gene khác khi "đột biến hô hấp" xảy ra.

Ông chia sẻ, áp dụngkỹ thuật mới này cho phép khả năng kết tụ các gene quan trọng trong cây lúa,bất kể từ bố hoặc từ mẹ vào một cá thể để tạo ra các giống "siêu" lúavới những phẩm chất ưu tú vượt trội.

Tuy nhiên PGS Xuâncũng lưu ý để đạt thành công này còn mất rất nhiều thời gian, có thể lên tớivài chục năm. Nếu thành công, chỉ cần Việt Nam sản xuất cũng đủ lúa gạo chotoàn châu Á, thậm chí cả thế giới.

Sự không phân ly củacác tính trạng trên cây lúa có khả năng tạo nên sự đột phá trong lai tạo lúa vàcây trồng, giải quyết vấn đề thiếu lương thực do biến đổi khí hậu, dân số giatăng và diện tích gieo trồng đang bị thu hẹp lại của nhiều nơi trên thế giới.

Vì thế ông và nhómnghiên cứu đang tiếp tục theo đuổi để cung cấp đầy đủ các bằng chứng khoa họcrõ ràng và thuyết phục trước khi chính thức công bố trên các tạp chí khoa họcdanh tiếng.

Nhóm nghiên cứu đangtập trung xem xét kỹ điều gì đã xảy ra trong bộ gene cây lúa, DNA, RNA và tếbào, để tạo nên sự liên kết gần như tuyệt đối xoay quanh một số gene"trung tâm" khi đột biến hô hấp xảy ra, ngược lại với các phương phápđột biến thông thường.

"Đột phá này sẽphải nghiên cứu rất kỹ trong nhiều năm, thậm chí cần vài chụcnăm", PGS Xuân nói và mơ ước một ngày nào đó, khi vị trí củagene trung tâm hoặc gene "lãnh đạo" trong con người có thể được tìmra và tạo nên sự liên kết gene của con người. Ví dụ tạo nên một con người tươnglai vừa thông minh tài giỏi, sức khỏe, sống lâu, hình thức đẹp... vượt trội sovới loài người hiện tại.

Từ những thành côngqua các thí nghiệm đã thực hiện PGS Xuân có niềm tin về một ngày nào đó các"siêu" lúa và cây trồng, thậm chí cả động vật cũng có thể tạo nên dễdàng để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người là có cơ sở.

PGS.TS Trần Đăng Xuân là nhà khoa học người Việt đang sinh sống và làm việc tạiNhật Bản. Hiện ông hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu về nhân giốngcây trồng, bộ gene, khoa học cỏ dại, sản xuất nông nghiệp bền vững, hóa học hữucơ, hóa học phân tích, năng lượng sinh khối...

Ôngcó hơn 110 công trình đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISIvà 130 bài trong danh mục Scopus, với điểm H-index là 24. 

Ôngtừng đoạt một số giải thưởng như Sao Tháng Giêng khi còn là sinh viên, đồnggiải thưởng công trình xuất sắc nhất của Hội Khoa học Cỏ dại Nhật Bản năm 2010,giải thưởng Kusunoki của tỉnh Miyazaki, Nhật Bản năm 2008, giải thưởng nghiêncứu môi trường của Dầu mỏ Showa năm 2003. 

Đặcbiệt trong hai năm liên tiếp 2017 và 2018, PGS. TS Xuân đã hai lần nhận giảithưởng Phoenix Outstanding Researcher Award dành cho các nhà khoa học trẻ dưới45 tuổi của Đại học Hiroshima. 

Ônglà một trong 100 nhà khoa học trẻ của Việt Nam tại nước ngoài tham gia chươngtrình Đổi mới Sáng tạo do Chính phủ Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ, và Bộ Kếhoạch Đầu tư tổ chức vào tháng 8/2018 tại Việt Nam. 

 

 
Tin tức khác
Xây dựng quy trình và kết quả bước đầu khảo sát đa hình đơn nucleotide rs7228049 gen socs6 bằng phương pháp tetra-primer arms pcr trên quần thể người việt nam
Đặc điểm huyết học và tỷ lệ lưu hành gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) ở phụ nữ độ tuổi sinh sản tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trình tự gen của 300 giống có thể góp phần tạo ra khoai tây giàu dinh dưỡng, sạch bệnh và chống chịu thời tiết bất thuận
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 22
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn