Tin quốc tế
Khung giám sát công nghệ chỉnh sửa gene
(eurekalert.org - 02/01/2019):

Các nhà khoa học cho rằng cần có một khung giám sát quốc tếhướng dẫn ra quyết định về việc có hay không và khi nào có thể áp dụng côngnghệ chỉnh sửa gene nhằm giải quyết các vấn đề sinh thái.

Chỉnh sửa gene tạo ra thay đổi với ADN của sinh vật, đồngnghĩa với việc làm thay đổi các đặc tính của sinh vật. Và tiềm năng ứng dụngcông nghệ này là vô hạn. Ví dụ, muỗi được chỉnh sửa gene có thể là công cụ đểkhắc phục sốt rét; san hô có thể biến đổi gene để chống chịu các đe dọa từ môitrường tốt hơn. “Nhưng chuyện gì xảy ra khi những loài san hô biến đổi gene lấnát hệ sinh thái của rạn san hô và gây suy giảm đa dạng các loài san hô tiến hóatự nhiên cùng các loài cá sinh sống dựa vào đó?” Michael Paul Nelson, trườngĐại học Lâm nghiệp, Đại học Bang Oregon (OSU College of Forestry), nói. “Hoặckhi một sinh vật được biến đổi gene được tạo ra để chống lại các loài sinh vậtgây hại lại thoát khỏi khu vực được nuôi trồng và lan sang các vùng sinh vật tựnhiên khác và lấn át sinh vật ?”

Nelson nhấn mạnh rằng mỗi quyết định phát tán một sinh vật chỉnhsửa gene cần phải được cân nhắc thông qua những yếu tố sau:

- Mục đích và phạm vi chỉnh sửa?

- Những hệ sinh thái nào chịu tác động?

- Kết quả của sự thay đổi đó đối với sức khỏe con người?

- Hệ thống giá trị nào của cộng đồng [bản địa] sẽ bị ảnh hưởng?

 “Ở mỗi khía cạnh trên, đềucó những quan điểm trái chiều đối với những gì được xem là ‘tự nhiên’ và đốivới mức độ con người có thể can thiệp vào hệ sinh thái,” Nelson cho biết. “Vìvậy, trước khi ra quyết định cần cân nhắc đến những quan điểm xã hội khác nhauvề mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đó, đồng thời cần xem xét ngữ cảnhtri thức và quan điểm của cộng đồng bản địa”.

Do đó, trong một bài báo trên Science, Nelson và cáccộng sự, đến từ Yale, Harvard, MIT, Học viện Công nghệ Georgia và Hội Địa lýQuốc gia Hoa Kỳ ..., đề xuất thành lập một tổ chức hợp tác nhằm kết nối cộngđồng, những nhà phát triển công nghệ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ“theo cách đảm bảo các cuộc thảo luận mang tính bao trùm.” Tổ chức hợp tác nàysẽ lập ra một khung phân tích nhằm giúp xây dựng các báo cáo chuẩn để từ đó đưara các khuyến nghị, đồng thời sẽ thiết lập một cơ chế nhằm chia sẻ thông tinnày trên toàn cầu.

 “Việc xác định điều gì ảnhhưởng đến cộng đồng bản địa” sẽ là một phần quan trọng trong quá trình này,điều này phụ thuộc vào công nghệ được sử dụng và khả năng dự đoán tác động môitrường,” Nelson cho biết. Ví dụ, nếu cân nhắc sử dụng gene tự lan truyền (self-propagatinggene drive) để chống lại bệnh sốt rét, thì đại diện từ nhiều nơi thuộc châu Phicận Sahara sẽ xứng đáng được tham vấn ý kiến. Nhưng công nghệ cũng cho phép khutrú phạm vi tham vấn, nếu như có mô hình dự đoán để xác định cộng đồng nào có nhiềukhả năng bị ảnh hưởng nhất.

Các nhà khoa học dự kiến, tổ chức này sẽ vận hành với sự hỗ trợchung của nhiều nhóm đang hoạt động, chẳng hạn như Tổ chức Y tế Thế giới vàLiên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (International Union for theConservation of Nature). Nguồn quỹ hoạt động sẽ được kêu gọi từ các chính phủliên quan, các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.

Nelson cũng cho biết, “Mô hình quản trị này đòi hỏi phải kết nốicác khung phân tích, các chuyên gia toàn cầu với các vấn đề, nhu cầu ở các địaphương”. 

Nelson cũng lưu ý thêm, một vấn đề quan trọng là cần có các nhómtrợ lý, điều phối đóng vai trò là người thu thập thông tin ở các khu vực khácnhau.□

 

 
Tin tức khác
Xây dựng quy trình và kết quả bước đầu khảo sát đa hình đơn nucleotide rs7228049 gen socs6 bằng phương pháp tetra-primer arms pcr trên quần thể người việt nam
Đặc điểm huyết học và tỷ lệ lưu hành gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) ở phụ nữ độ tuổi sinh sản tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trình tự gen của 300 giống có thể góp phần tạo ra khoai tây giàu dinh dưỡng, sạch bệnh và chống chịu thời tiết bất thuận
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 47
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn