Tin trong nước
Trồng dưa lưới theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng
(cesti.gov.vn - 03/12/2018):

Dưa lưới là loại thựcphẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hiện được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếuđược bán tươi. Thành phần của dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa dạngpolyphenol, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, nhiềuchất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón và là nguồn phong phúbeta-carotene, acid folic, kali và vitamin C, A giúp điều hòa huyết áp, ngừasỏi thận, lão hóa xương…

Tình hình sảnxuất và tiêu thụ

Dưa lưới thuộc họBầu bí (Cucurbitaceae)là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm vớinăng suất khá cao; có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi; Ai Cập là nơi trồng đầutiên, sau đó là Hy Lạp, La Mã.

Ở nước ta, hiện cónhiều loại dưa lưới. Ngoài các giống dưa lưới truyền thống được trồng từ lâunhư dưa trắng Hà Nội, dưa mật Bắc Ninh, dưa vàng Hải Dương trái nhỏ, thơm,ngọt, thì những năm gần đây, Công ty Giống cây trồng Nông Hữu đã đưa vào sảnxuất một số giống lai F1 nhập nội cho năng suất cao (35 tấn/ha), thơm ngon, độđường (Brix) cao từ 15-18 độ, quả to, màu sắc phong phú, chống chịu một số bệnhnứt dây và thối vi khuẩn. Chu Phấn và Taki là hai giống đã được khảo nghiệm vàđánh giá phù hợp với điều kiện nhà màng. Taki có độ Brix cao, có khả năng khángbệnh tốt hơn nên được khuyến khích trồng nhiều hơn. Một số giống dưa lưới đượclai tạo phổ biến như Dưa Vân là dưa ưu thế lai F1 do Công ty Vimorint Cộng hòaPháp lai tạo và sản xuất; dưa lưới Hami (Cucumis melo var. saccharinus) cónguồn gốc từ Tân Cương, Trung Quốc, …

Sản xuất và tiêu thụrau quả, trong đó có dưa lưới, một trong những loại rau ăn quả mang lạigiá trị kinh tế lớn, là rất cần thiết.

Quy trình và phươngpháp tổ chức thực hiện

Quy trình thực hiện

Chuẩn bị cây con vàgiá thể

Sử dụng khay ươm câythường bằng vật liệu xốp (50 lỗ/khay) để gieo hạt. Giá thể gieo hạt là mụn xơdừa đã được xử lý chất chát (tanin), phân hữu cơ (trùn quế hoặc phân chuồng) đãđược xử lý bằng tricoderma và tro trấu phối trộn theo tỷ lệ tương ứng là 70% +20% + 10%, rồi cho vào đầy lỗ mặt khay và tiến hành gieo 1 hạt/lỗ. Sau đó tướinước giữ ẩm hằng ngày, khay ươm được đặt trong nhà ươm có che mưa và lưới chắncôn trùng. Khi cây xuất hiện lá thật thứ nhất thì phun phân bón lá Growmore30-10-10, nồng độ 1 g/lít nước.

Trồng và chăm sóc

Nên trồng vào buổichiều mát, đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con, không nén quá chặt,trồng xong phải tưới nước ngay. Mật độ và khoảng cách trồng vào mùa khô là hàngkép kiểu nanh sấu, đạt 2.500-2.700 cây/1.000 m2; mùa mưa trồng hàngkép đạt 2.200-2.500 cây/1.000 m2.

Tưới nước: sử dụng giếngkhoan hay nước sông suối, pH từ 6-7, không mặn, không phèn.

Phân bón như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, Ure, KH2PO4, Ca(NO3)2 thường được hòa vào nước thành dung dịchdinh dưỡng tưới cây, đảm bảo đủ các nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng và pháttriển là K, N, P, S, Ca, Mg. Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấpđồng thời qua hệ thống tưới nhỏ giọt có nồng độ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡngtheo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Khi trồng được 7-10 ngày,bắt đầu treo dây cố định cây, đến giai đoạn ra hoa tiến hành thụ phấn bằng onghoặc thủ công. Mỗi cây để lại từ 1-4 quả, sau đó tỉa hết cành nách tạo thôngthoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Khi quả có đường kính từ 2-4 cm (khoảng40 ngày sau trồng) thì hãm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Loại sâu hại dưa lướitrồng trong nhà màng chủ yếu là bọ trĩ (Thripspalmi Karny) và bọ phấn (Bemisiatabaci). Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng vàkhô, gây hại nặng giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái. Bọ phấn hoạt động vàosáng sớm và chiều mát, hút nhựa làm cây có thể bị héo, ngã vàng và chết; truyềncác bệnh virus. Để phòng, trừ có thể dùng bẫy dính; thiên địch nhện nhỏ (Amblyseius cucumber), bọxít (Orius sauteri và Oriusstrigicolly), phun thuốc bảo vệ thực vật; vệ sinh vườn trồng,…

Một số bệnh phổ biếngây hại dưa lưới như bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoracearum De Candolle hạilá, thân, cành ngay từ thời kỳ cây con; bệnh sương mai giả do nấm Pseudoperonospora cubensis,gây hại trên tất cả các bộ phận nhưng phổ biến nhất là lá; bệnh nứt thân chảynhựa do nấm Mycosphaerellamelonis, gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi trên lá và cuống quả,gây nứt, chảy nhựa, cây có thể bị khô chết. Cách phòng trừ là vệ sinh đồngruộng, thu dọn sạch tàn dư thân lá bị bệnh, tiêu diệt cỏ dại, mật độ trồng hợplý, bón phân cân đối N-P-K; phun thuốc kịp thời khi phát hiện bệnh,...

Ưu điểm của côngnghệ. Hiệu quả kinh tế 

Ưu điểm

·Tạora sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng (với tập tính canh tác truyền thốngsẽ có nhiều dư lượng thuốc BVTV và vi sinh vật gây hại trong sản phẩm).

·Nướctưới và dinh dưỡng được cung cấp đồng thời qua hệ thống tưới nhỏ giọt và đượcthiết lập chương trình tưới tự động nên cây trồng đều được cung cấp một lượngdưỡng chất tương đối đồng đều (canh tác ngoài đồng ruộng có tồn dư hóa chất vàlãng phí nguồn nước).

·Kiểmsoát được sâu, bệnh hại cây trồng nhờ hệ thống nhà màng, nhà kính (trồng ngoàiđồng ruộng phải sử dụng nhiều loại thuốc hóa học với liều lượng cao để phòng,trừ sâu bệnh hại).

·Trồngđược quanh năm (canh tác ngoài đồng ruộng chủ yếu trồng được vào mùa khô).

·Mẫumã và chất lượng sản phẩm tốt, từ đó hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả kinh tế

Đánh giá hiệu quả củamô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọtdựa trên kết quả thực tế tính trên 1.000 m2, thời gian của 1 vụ trồnglà 70 ngày. Hai khoản đầu tư quan trọng ban đầu để thực hiện là cơ sở vật chất:nhà màng (400.000 đồng/m2x1.000 m2) 400 triệu đồng (khấuhao trong 10 năm) và hệ thống tưới nhỏ giọt: 30 triệu đồng (khấu hao trong 5năm).

·Tổngchi (giống, phân bán, nhân công, thuốc, khấu hao): 31,6 triệu đồng/vụ.

·Tổngthu: 63 triệu đồng/vụ (3.500kgx18.000đồng)

·Lợinhuận: 26,9 triệu đồng/vụ

Thông tin liên hệchuyên gia, hỗ trợ

Trung tâm Ươm tạoDoanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

Ấp 1, Xã Phạm VănCội, Huyện Củ Chi, TP.HCM;

Người liên hệ: ÔngNguyễn Công Hoàng - Phòng Ươm tạo Công nghệ

Email:uomtaocnc@gmail.com

 

 
Tin tức khác
Những hiểu biết về cấu trúc làm rõ cuộc cạnh tranh giữa cây trồng và các tác nhân gây bệnh nấm
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CHỦNG VI KHUẨN TIỀM NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE PHÂN LẬP TỪ PHỤ PHẨM CHẾ BIẾN GỖ
Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN SEN MINI (Nelumbo nucifera Geartn.) NHẬP NỘI TẠI VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM THÂO DƯỢC PREMIXHAD VÀ DOXYCYCLINE ĐẾN TỈ LỆ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ KÍCH THƯỚC LÔNG NHUNG RUỘT NON TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 15
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn