Tin quốc tế
Ngô BĐG an toàn và có lợi cho sức khoẻ
(newsweek.com - 15/10/2018):

Kết quả phân tích cácnghiên cứu về cây trồng biến đổi gen (BĐG) trong suốt 21 năm qua đã cho thấyngô biến đổi gen làm tăng năng suất cây trồng và đem lại nhiều lợi ích cho sứckhoẻ hơn so với ngô truyền thống. 

Những phát hiện nàyđã được đăng tải trên ấn phẩm điện tử Scientific Reports (Những Báo cáo khoahọc) vào đầu năm 2018 trong bối cảnh tranh cãi xung quanh tương lai phát triểncủa ngành nông nghiệp toàn cầu đang gia tăng.

Một công trình phântích tổng hợp (meta-analysis) được thực hiện trên 6.000 nghiên cứu độc lập(peer-reviewed) công bố trong giai đoạn 1996 – 2016. Kết quả phân tích tổng hợpnày đã chứng minh rằng ngô BĐG không những giúp tăng thêm 25% năng suất câytrồng mà còn cải thiện chất lượng hạt ngô và mức độ an toàn của thực phẩm nhờgiảm độc tố trong hạt ngô BĐG.

Ông Mark R. O’Brian,chủ tịch của Khoa hóa sinh thuộc Trường ĐH Buffalo, là người không tham gia vàocông trình phân tích tổng hợp này, đã trả lời báo Newsweek rằng “Công trìnhnghiên cứu này rất đặc biệt bởi vì nó phân tích lý thuyết với các mẫu ngô đượcnghiên cứu là các mẫu ngô trong điều kiện đồng ruộng, theo đó kết quả phân tíchđược xem xét qua hàng loạt dữ liệu nghiên cứu về ngô BĐG ngoài đồng ruộng trongso sánh ngô truyền thống tương đương”. Ông cũng cho biết thêm “Kết quả có đượclà nhờ sử dụng các một số lượng lớn dữ liệu sẵn có.”

Tương tự, PatrickGibney, một trợ giảng trong ngành khoa học thực phẩm tại Trường ĐH Cornell, mặcdù không tham gia vào nghiên cứu cũng đánh giá cao nỗ lực và tính nghiêm túccủa công trình phân tích tổng hợp này. “Phân tích tổng hợp này cung cấp thêmbằng chứng về giá trị mà cây trồng BĐG có thể mang lại” ông Gibney kết luận.

GMO là từ viết tắtcủa sinh vật biến đổi gen, để chỉ một cây trồng hoặc một động vật đã được cảitiến bằng cách bổ sung thêm một lượng nhỏ vật liệu di truyền của một sinh vậtkhác. Đối với trường hợp của ngô BĐG, loại gen được chuyển giúp cho ngô khángsâu hại và chống chịu thuốc trừ cỏ tốt hơn. Theo báo cáo của Genetic LiteracyProject, có ba loại ngô BĐG là ngô chống chịu thuốc trừ cỏ, kháng sâu hại vàloại ngô kết hợp cả hai đặc tính này.

Theo Tạp chí khoa họcScientific American, những người phản đối cây trồng biến đổi gen tin rằng nhữngloại thực phẩm từ cây trồng BĐG gây bất lợi cho sức khỏe con người hoặc thậmchí có khả năng gây độc. Ngoài ra, nhiều người cũng phản đối cây trồng BĐG vìcho rằng loại cây trồng này có nguy hại tiềm ẩn đối với môi trường. Ví dụ, mộtsố người đã cho rằng các cây trồng biến đổi gen có thể gây hại cho ong, mặc dùcác nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều đó là không chính xác.

Theo ông O’Brian, hầuhết những mối lo sợ về cây trồng BĐG đều không dựa trên bất kỳ căn cứ khoa họcnào và vì vậy “kết quả phân tích mới này có lẽ cũng sẽ không làm thay đổi đượcquan điểm của những người đang phản đối.”

Trong khi đó, nhữngngười ủng hộ BĐG nhấn mạnh rằng những loại cây trồng này có thể giúp giải quyếttình trạng thiếu hụt lương thực trên toàn thế giới trong bối cảnh biến đổi khíhậu và gia tăng dân số đang tạo nên áp lực lớn đối với sản xuất lương thực toàncầu.

Mặc dù công trìnhnghiên cứu nghiêm túc này vậy có thể giúp chúng ta hiểu hơn về tính an toàn vàlợi ích về sức khỏe của cây trồng BĐG, thực tế cho thấy công nghệ này vẫn còntương đối mới (công trình về sinh vật BĐG đầu tiên được cấp bằng sáng chế gần40 năm trước). Ông Gibney nhấn mạnh rằng chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu ưu điểmvà hạn chế của công nghệ để tận dụng tối ưu cũng như đem lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội khi ứng dụng công nghệ này.

 

 

 
Tin tức khác
Xây dựng quy trình và kết quả bước đầu khảo sát đa hình đơn nucleotide rs7228049 gen socs6 bằng phương pháp tetra-primer arms pcr trên quần thể người việt nam
Đặc điểm huyết học và tỷ lệ lưu hành gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) ở phụ nữ độ tuổi sinh sản tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trình tự gen của 300 giống có thể góp phần tạo ra khoai tây giàu dinh dưỡng, sạch bệnh và chống chịu thời tiết bất thuận
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 21
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn