Tin quốc tế
Sự thật bất ngờ về những thực phẩm chúng ta thường ăn
(Brightside - 19/10/2018):

Chúng ta ăn côn trùng mà không hay biết, quả táo hay mật ong có thể tuyệt chủng... là những sự thật bất ngờ về những thực phẩm chúng ta thường ăn.

 1. Những con gà thịt mà chúng ta ăn ngày càng to béo hơn: Trong 60 năm qua, những con gà thịt ngày càng to béo hơn,đặc biệt là vùng ngực và chân của chúng. Một số người nói rằng thay đổi này là do thức ăn của chúng có thêm hormone và steroid. Tuy nhiên, người nông dân cho rằng sự tăng trưởng của gà không phải do các loại thuốc bị cấm mà bởi cải tiến giống, điều kiện sống tốt hơn và được chăm sóc thú y thường xuyên.

  

Ảnh: Depositphotos.

 

2. Chúng ta ăn côn trùng và thậm chí không biết về nó: Các sắc tố thực phẩm carmine, còn gọi là E120, được sử dụng để thêm màu đỏ cho các sản phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, ít ai biết sắc tố carmineđược sản xuất từ axit carmine, được tạo ra bởi một số loài côn trùng. Đây là một trong những bí mật bất ngờ về thực phẩm mà nhiều người không hay biết.

  

 

 Ảnh: Wikipedia Commons.

 3. Một số loại thực phẩm có thể biến mất mãi mãi: Thật không may, do sự nóng lên toàn cầu và các yếu tố tiêu cực khác, một số thực phẩm đang trên bờ vực tuyệt chủng. Chẳng hạn như: Một số loại táo cần mùa đông lạnh hơn, chuối bị ảnh hưởng bởi một dịch bệnh nấm và cây bắt đầu chết nhanh chóng. Ngoài ra, trong những năm gần đây, số lượng các đàn ong mật đã giảm đáng kể. Do đó, trong tương lai, chúng ta có thể sẽ không còn mật ong để dùng...

  

  Ảnh: Depositphotos.

 4. Lượng calo hiển thị trên bao bì có thể không chính xác: Vấn đề là hệ thống đo calo đã lỗi thời. Ví dụ, nó không tính đến sự hấp thụ thay đổi như thế nào dựa trên loại thực phẩm hoặc cá nhân tiêu thụ nó. Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra rằng toàn bộ hạnh nhân có lượng calo ít hơn 20% so với định lượng ban đầu.

  

 Ảnh: Depositphotos.

 5. Canola và dầu hạt cải là cùng một sản phẩm: Tên gọi "canola" thực sự có nghĩa là dầu Canada, axit thấp.Nó khác với dầu hạt cải thông thường chỉ bởi giảm lượng axít erucic 2%, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến vị giác mà còn độc hại cho tim.

 

 

 Ảnh: Depositphotos.

 6. Tại sao bánh quy giòn lại có lỗ hổng trên bánh: Những lỗ hổng trong bánh quy không đơn thuần chỉ là để trang trí. Chúng thực sự giúp món ăn được nướng đúng cách và nếu không có các lỗ hổng, mớn bánh quy sẽ không thể mỏng và giòn như vậy.

 

  Ảnh: Depositphotos.

 7. Các loại kẹo dẻo hương trái cây sử dụng cùng một loại sáp như sáp ô tô: Ngoài gelatine, chất màu và các thành phần khác, các loại kẹo dẻo cũng có chứa sáp carnauba, một loại sáp từ lá câycọ. Sáp carnauba được sử dụng cho sáp ô tô, sáp đồ gỗ và thậm chí còn được sử dụng trong công nghiệp làm đẹp. 


Ảnh: Depositphotos.

 8. Bánh quy may mắn không có nguồn gốc từ Trung Quốc: Món bánh quy dễ thương này thường được coi là một phần của ẩm thực Trung Quốc nhưng nguồn gốc của chúng không xuất xứ từ nước này. Trên thực tế, bánh quy may mắn được người Mỹ gốc Nhật phát minh ra ở San Francisco. Ảnh: Depositphotos.

 

9. Quả bơ là thứ trái cây "khó đoán" nhất trên đời: Quả bơ có thể biến thành một thứ trái cây chẳng ai muốn ăn chỉ sau đúng 1 phút bổ ra. Nguyên nhân là vì bên trong trái bơ có các hợp chất gốc phenol. Loại enzyme này khi tiếp xúc với oxy trong không khí sẽ lập tức chuyển thành một dạng hợp chất khác khiến trái bơ có màu nâu. Quá trình này xảy ra cực kỳ nhanh, chỉ trong 1 phút.

  

 

 Ảnh: Depositphotos.

 

10. Việc trồng cây cây biến đổi gen được phép ở hầu hết các nước: Ở phần lớn các nước, cây trồng biến đổi gen có thể được canh tác mà không có bất kỳ hạn chế nào vì vẫn chưa có bằng chứng khoa học cho thấy các loại cây trồng này có hại hơn các loại cây tự nhiên. Các loại cây trồng biến đổi gen phổ biến nhất là đậu nành, ngô, bông, cải dầu và củ cải đường.

 

    Ảnh: Depositphotos.

 

11. Chúng ta thường ăn mù tạt giả:Cây mù tạt sinh trưởng trong môi trường rất khó khăn, có thể nói rằng nó là loại cây khó sống khó trồng nhất trong các loài sinh vật. Đó là lý do sốt mù tạt thường là mù tạt giả, có chiết xuất từ cây ngải hương, bột mù tạt, tinh bột và màu thực phẩm.

 

 

   Ảnh: Depositphotos.

Thảo Nguyên (TheoBrightside)
 
Tin tức khác
Xây dựng quy trình và kết quả bước đầu khảo sát đa hình đơn nucleotide rs7228049 gen socs6 bằng phương pháp tetra-primer arms pcr trên quần thể người việt nam
Đặc điểm huyết học và tỷ lệ lưu hành gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) ở phụ nữ độ tuổi sinh sản tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trình tự gen của 300 giống có thể góp phần tạo ra khoai tây giàu dinh dưỡng, sạch bệnh và chống chịu thời tiết bất thuận
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Khám phá con đường sinh học ở thực vật có thể được nhắm đến để chọn tạo giống cây trồng có khả năng chịu đựng tốt hơn
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 17
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn