|
|
|
|
|
|
CNSH lĩnh vực khác
|
|
Thuốc điều trị ung thư cải thiện ghép tế bào gốc và tạng ở động vật lớn
(genengnews.com - 13/09/2023): Các nhà nghiên cứu từ Trường Y Harvard và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết thuốc trị bệnh bạch cầu venetoclax đã được phê duyệt giúp các loại động vật lớn chấp nhận các tế bào gốc và cơ quan cấy ghép, chẳng hạn như thận. Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là TS. BS. Hajime Sasaki và TS. BS. Takayuki Hirose, đã chứng minh rằng sự ức chế chọn lọc ung thư hạch tế bào B 2 (Bcl-2) đã thúc đẩy khả năng dung nạp của ghép tế bào gốc tạo máu (HSC) và ghép thận đồng loại trong một mô hình linh trưởng không phải người mặc dù chỉ sử dụng một nửa liều lượng chiếu xạ toàn bộ cơ thể trước đó. Do đó, ức chế chọn lọc Bcl-2 là một chiến lược mới để cải thiện cấy ghép tế bào gốc và giảm bớt ảnh hưởng độc hại của quá trình điều hòa để chuẩn bị cấy ghép, đây là một trở ngại lớn với việc áp dụng rộng rãi cấy ghép tế bào gốc trong lâm sàng....
|
Xem tiếp
|
|
DNA nhân tạo tiêu diệt ung thư
(sciencedaily.com - 28/06/2023): Các nhà nghiên cứu tại đại học Tokyo đã sử dụng DNA nhân tạo để nhắm đích và tiêu diệt tế bào ung thư bằng một phương pháp hoàn toàn mới. Phương pháp này có hiệu quả đối với các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên tế bào có nguồn gốc từ ung thư cổ tử cung, ung thư vú của người và các tế bào khối u ác tính của chuột. Nhóm nghiên cứu tạo ra một cặp DNA tổng hợp, dạng kẹp tóc, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Khi cặp DNA được tiêm vào tế bào ung thư, chúng sẽ liên kết với các phân tử microRNA (miRNA) được sản xuất quá mức trong những tế bào ung thư nhất định. Một khi đã liên kết được với miRNA, chúng sẽ tháo xoắn và nối lại với nhau, tạo thành những chuỗi DNA dài hơn, kích thích phản ứng miễn dịch. Phản ứng này không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn ngăn chặn sự phát triển của mô tế bào ung thư. Phương pháp này rất khác biệt so với phương pháp điều trị bằng những loại thuốc chống ung thư thường thấy và được hy vọng sẽ mang đến kỷ nguyên mới cho việc phát triển thuốc...
|
Xem tiếp
|
|
Tiềm năng của liệu pháp tế bào CAR-T chống ung thư buồng trứng trên mô hình chuột thử nghiệm
(genengnews.com - 28/06/2023): Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska báo cáo rằng liệu pháp tế bào CAR-T đã được chứng minh là có hiệu quả chống ung thư buồng trứng ở chuột thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng phát hiện này sẽ mở đường cho một thử nghiệm lâm sàng để xem hiệu quả điều trị của phương pháp này đối với phụ nữ mắc bệnh....
|
Xem tiếp
|
|
Các nhà khoa học đạt được những kết quả hứa hẹn trong việc phục hồi thị lực cho người mù do thoái hóa tế bào ở mắt
(sciencedaily.com - 28/06/2023): Một nghiên cứu tiền lâm sàng sử dụng tế bào gốc để tạo ra tế bào cảm quang tiền thân - tế bào phát hiện ánh sáng được tìm thấy trong mắt - và sau đó cấy chúng vào các mô hình thực nghiệm của võng mạc bị tổn thương đã giúp phục hồi thị lực đáng kể. Phát hiện này của các nhà khoa học tại Trường Y khoa Duke-NUS, Viện Nghiên cứu Mắt Singapore và Viện Karolinska ở Thụy Điển, đánh dấu bước đầu tiên hướng tới khả năng phục hồi thị lực trong các bệnh về mắt đặc trưng bởi sự mất mát của cơ quan cảm thụ ánh sáng....
|
Xem tiếp
|
|
Tín hiệu phân tử của hệ thống phòng vệ miễn dịch chống lại bệnh tật như thế nào
(genengnews.com - 28/06/2023): Hệ miễn dịch đã được phát triển như một vũ khí hiệu quả để chống lại các tác nhân xâm nhiễm. Giờ đây, các nhà khoa học thuộc trung tâm Max Delbrück của Berlin đã phát hiện ra một cơ chế mới hoạt động như một cơ chế đối trọng với hệ thống miễn dịch nhưng không làm mất đi sự hiệu quả của quá trình đáp ứng miễn dịch. Nhóm nghiên cứu đã mô tả cách interferon gamma sử dụng 4 amino acids để liên kết với chất nền ngoại bào của các mô liên kết, tạo thành mạng lưới giữa các tế bào riêng lẻ dẫn đến việc hình thành trung gian tiếp xúc giữa các tế bào....
|
Xem tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thông báo
|
| | |