Giới thiệu chung
Giới thiệu Chương trình Công nghệ sinh học Nông nghiệp, Thủy sản
(13/06/2017):

Một trong những thành tựu nổi bật của khoa học công nghệ trên thế giới những năm gần đây là Công nghệ Sinh học (CNSH). CNSH là tập hợp các kỹ thuật khác nhau của các ngành khoa học về sự sống có khả năng khai thác và biến đổi các cơ thể sinh vật, các hợp phần của cơ thể sống và các quá trình sinh học nhằm tạo ra các sản phẩm đặc thù ở quy mô công nghiệp. CNSH bao gồm: sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền; công nghệ tế bào và mô phôi; công nghệ enzym và protein; công nghệ vi sinh. Về cơ bản, CNSH được chia ra làm 3 giai đoạn khác nhau: CNSH truyền thống (sản xuất bia, rượu, giấm, sữa chua…); CNSH cận đại (lên men sản xuất enzym, axit amin, kháng sinh, vitamin…) và CNSH hiện đại chủ yếu sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loài sinh vật mới hoặc bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay sản phẩm khác mà vốn dĩ tự bản thân chúng trước đây không tạo ra được.

CNSH đã mang lại những hiệu quả to lớn trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, y tế, môi trường… bằng việc tạo ra các công nghệ mới, các phương pháp chữa bệnh mới, các sản phẩm mới liên quan đến giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vacxin cho người và vật nuôi, dược phẩm, chip sinh học… Nhờ CNSH con người đã giải mã gen người, nhân bản vô tính động vật, chuyển gen từ cơ thể sinh vật này sang cơ thể sinh vật khác… Cho đến nay, chúng ta chưa thể hình dung được hết những gì mà CNSH có thể mang lại trong những thập niên tới. Trong báo cáo đầu năm 2003, Liên hợp quốc đã nhận định rằng: “CNSH có tiềm năng trở thành công cụ sức mạnh giải quyết được các thách thức về an ninh lương thực, bệnh dịch…”. Ngân hàng thế giới cũng đã tài trợ tổng cộng 2,3 tỷ USD cho 35 quốc gia để nghiên cứu về ứng dụng CNSH trong sản xuất nông nghiệp. Điều đó cho thấy CNSH, trong đó có công nghệ biến đổi gen là yếu tố then chốt của ngành nông nghiệp mỗi quốc gia trong tương lai rất gần.

Công tác nghiên cứu KHCN năm 2007 trong lĩnh vực CNSH tập trung vào:

1. Ưu tiên nghiên cứu chuyển gen vào các giống bông, ngô, đậu tương và cây lâm nghiệp để tạo ra các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của môi trường, phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

2. Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm sinh học phục vụ chăm sóc và bảo vệ cây trồng lâm nghiệp, vật nuôi; bảo quản nông, lâm sản nhằm nâng cao chất lượng nông, lâm sản hàng hoá và bảo đảm vệ sinh an toán thực phẩm

3. Nghiên cứu tạo các vắc xin phòng chống bệnh chủ yếu cho vật nuôi như H5N1, lở mồm long móng.... để tự sản xuất được một số loại vắc xin quan trọng phục vụ phòng chống bệnh trong chăn nuôi

4. Triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm đối với những sản phẩm là kết quả của các đề tài nghiên cứu trước đây về CNSH nhằm biến các kết quả nghiên cứu về CNSH thành sản phẩm hành hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp và PTNT

Một trong những thành tựu nổi bật của khoa học công nghệ trên thế giới những năm gần đây là Công nghệ Sinh học (CNSH). CNSH là tập hợp các kỹ thuật khác nhau của các ngành khoa học về sự sống có khả năng khai thác và biến đổi các
 
Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 13
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn