Đề tài/ dự án CNSH năm 2013
Tên Đề tài/Dự án: Sản xuất thử giống lúa thuần kháng rầy nâu KR1 tại các tỉnh phía Bắc
Mục tiêu: Hoàn thiện được quy trình SX giống và quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa thuần kháng rầy nâu KR1 tại các tỉnh phía Bắc
Thời gian thực hiện: 2013-2015
Dự kiến kết quả:
- Qui trình SX hạt giống các cấp cho giống lúa KR1;
- Quy trình thâm canh lúa thương phẩm cho giống lúa KR1
- 2,0 tấn giống lúa siêu nguyên chủng, 100 tấn giống lúa nguyên chủng, 300 tấn giống xác nhận;
- 5-6 mô hình sản xuất giống lúa KR1 ở các tỉnh phía Bắc, quy mô 10 ha/mô hình;
- Giống KR1 công nhận chính thức;
- Đào tạo 30 cán bộ kỹ thuật, và 200 nông dân sản xuất lúa giống;

Chủ nhiệm - CQ Chủ trì: TS. Lưu Ngoc Huyền
Xem tiếp

Tên Đề tài/Dự án: Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn
Mục tiêu: Hoàn thiện được công nghệ và tổ chức sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn.
Thời gian thực hiện: 2013-2015
Dự kiến kết quả:
- Quy trình hoàn thiện và hệ thống thiết bị sản xuất chế phẩm vi sinh vật qui mô ≥ 500 lít (kg)/mẻ;
- 5 tấn chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn (CBTBS) dạng rắn làm phân bón hữu cơ sinh học (HCSH). Mật độ vi sinh vật hữu hiệu đạt ≥108 CFU/gr. Sản phảm được đăng ký bảo hộ nhãn mác;
- 01 tấn chế phẩm vi sinh vật nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sau biogas tại nhà máy CBTBS. Mật độ vi sinh vật hữu hiệu đạt ≥108 CFU/gr. Sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn mác;
- Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải sau CBTBS dạng rắn làm phân bón HCSH. Phế thải sau CBTBS đảm bộ độ hoai mục theo TCVN, thời gian xử lý nhanh không quá 30 ngày, an toàn với môi trường sinh thái.
- Quy trình sử dụng chế phẩm Vi sinh vật nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sau biogas tại nhà máy CBTBS. Nước thải sau xử lý có chỉ tiêu BOD, COD, SS, cyanua đảm bảo theo quy chuẩn Việt Nam;
- 02 mô hình áp dụng tại Nhà máy CBTBS.  02 Mô hình đánh giá hiệu quả của phân bón HCSH chế biến từ phế thải nhà máy CBTBS trên cây sắn. 

Chủ nhiệm - CQ Chủ trì: TS. Lương Hữu Thành
Xem tiếp

Tên Đề tài/Dự án: Xác định đa dạng di truyền và Biotype của quần thể rầy nâu bằng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống lúa kháng rầy ở Việt nam.
Mục tiêu: Xác định đa dạng di truyền và Biotype của quần thể rầy nâu ở Việt Nam- Xác định được các gen kháng với từng biotype để phục vụ chọn tạo lúa kháng rầy.- Tuyển chọn và phát triển nguồn gen lúa kháng rầy nâu ở Việt nam
Thời gian thực hiện: 2013-2015
Dự kiến kết quả: - Các biotype rầy nâu ở Việt Nam.
- Đa dạng di truyền của quần thể rầy nâu ở Việt Nam.
-  Ít nhất 4 gen kháng rầy nâu ở và giống lúa địa phương và nhập của Việt nam.
- Tập đoàn công tác 400-500 dòng/giống địa phương và nhập nội được đánh giá tính kháng rầy bằng lây nhiễm nhân tạo và chỉ thị phân tử.
- 10 dòng/giống lúa kháng rầy nâu có triển vọng và 2-3 dòng lúa được khảo nghiệm.

Chủ nhiệm - CQ Chủ trì: TS. Nguyễn Huy Chung
Xem tiếp

Tên Đề tài/Dự án: Nghiên cứu chọn tạo dòng/giống ngô lai kháng bệnh mốc hồng bằng chỉ thị phân tử.
Mục tiêu: Chọn tạo được một số dòng/giống ngô lai kháng bệnh mốc hồng bằng CTPT.
Thời gian thực hiện: 2013-2016
Dự kiến kết quả: - Bộ sưu tập các dòng/giống ngô kháng bệnh mốc hồng.
- Ít nhất 02 chỉ thị phân tử liên kết chặt với gen kháng bệnh mốc hồng với khoảng cách ≤ 5 cM
- Qui trình chọn tạo và đánh giá tính kháng bệnh mốc hồng ở ngô bằng CTPT.
- 3-5 dòng thuần kháng bệnh mốc hồng và có khả năng kết hợp cao.
- Ít nhất 1 tổ hợp ngô lai triển vọng được thử nghiệm, có năng suất cao 8-9 T/ha kháng bệnh mốc hồng từ các dòng chọn được bằng chỉ thị phân tử. 

Chủ nhiệm - CQ Chủ trì: TS. Vương Huy Minh
Xem tiếp

Tên Đề tài/Dự án: Xây dựng tiêu bản ADN (DNA Barcode) cho các giống cây trồng đặc hữu có giá trị kinh tế của Việt Nam.
Mục tiêu: Xây dựng được bộ tiêu bản ADN, allen/ trình tự đặc trưng (DNA Barcode) nhận biết được một số nguồn gen bản địa quý: lúa, đậu, cây ăn quả (vải, nhãn, cây có múi, xoài ...), cây công nghiệp (chè, hồ tiêu), hoa (lan Hài, địa lan bản địa).
Thời gian thực hiện: 2013-2016
Dự kiến kết quả: - Bộ dữ liệu thông tin từng nguồn gen được lập tiêu bản ADN: nguồn gốc, phân bố, đặc tính thực vật học, nông sinh học.
- Bộ tiêu bản nhận dạng ADN đặc trưng (≥ 20 chỉ thị/bộ) cho từng loại. 
- Ít nhất 1 allen đặc trưng và 1 trình tự của allen đặc trưng được phát hiện để nhận dạng cho mỗi nguồn gen.
- Trình tự đặc trưng (ADN barcode) cho mỗi nguồn gen được đăng ký trên Ngân hàng gen thế giới.
- Cơ sở dữ liệu dưới dạng thư viện tra cứu trực tuyến (on-line database).

Chủ nhiệm - CQ Chủ trì: ThS. Nguyễn Thị Lan Hoa
Xem tiếp

Tên Đề tài/Dự án: Tạo giống cà chua kháng bệnh virus xoăn vàng lá (TYLCV) và héo xanh vi khuẩn (R. solanacearum) ở Việt Nam bằng chỉ thị phân tử kết hợp lai truyền thống.
Mục tiêu: Tạo được một số dòng/giống cà chua lai F1 kháng đồng thời virus xoăn vàng lá (TYLCV) và héo xanh vi khuẩn (R. solanacearum) bằng chỉ thị phân tử kết hợp lai truyền thống
Thời gian thực hiện: 2013-2016
Dự kiến kết quả: - Bộ chỉ thị phân tử liên kết với gen kháng bệnh, khoảng cách giữa hai chỉ thị ≤ 5 cM (Ít nhất 02 chỉ thị cho mỗi tính trạng kháng bệnh).
- 5-10 dòng thuần cà chua có khả năng kết hợp cao mang gen kháng bệnh.
- 1-2 giống lai F1 kháng virus xoăn vàng lá và héo xanh vi khuẩn có năng suất, phẩm chất tương đương với các giống đang trồng phổ biến.

Chủ nhiệm - CQ Chủ trì: ThS. Đoàn Thị Thùy Vân
Xem tiếp

Thông báo
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo chuẩn bị Hồ sơ đăng ký tuyển chọn – giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc “Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong khuôn khổ của Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”
Thông báo Đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học
Thông báo tuyển chọn các tổ chức cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện từ năm 2023 thuộc “Đề án Phát triển Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030” (danh mục nhiệm vụ KHCN ban hành kèm theo QĐ 1780/BNN-KHCN ngày 20/5/2022)
Văn bản mới
Thông báo đề xuất và đăng ký các nhiệm vụ khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học thuộc "Đề án...
Ngày 22/8/2023, Bộ NN_PTNT ra QĐ Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa vào tuyển chọn,...
Ngày 7/2/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sơ 435/QĐ-BNN-TCCB về việc Kiện toàn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN...
Quyết định 490/QĐ-BNN-KHCN điều chỉnh cá nhân chủ trì đề tài thuộc “chương trình trọng điểm phát triển...
Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào tuyển chọn, giao trực tiếp bắt đầu...
Về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới (kèm danh mục)
Bổ sung 71 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2011 cho Trường Đại học Lâm nghiệp
Về việc giao dự toán NSNN năm 2011(Kinh phí bổ sung sự nghiệp khoa học Công nghệ năm 2011- nhiệm vụ cấp...
Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 (đợt 4) Kinh phí xử lý sự cố đê điều năm 2011 (Phụ lục kèm theo)
Quyết định Kiện toàn Bân điều hành Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo mời các Bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi...
Tài Liệu mới
Rút ngằn thời gian vi nhân giống lan hồ điệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm
Kỹ thuật trồng hoa lan Mokara
Liên kết Website
Vụ khoa học công nghệ và môi trường bộ NN và PTNT
Viện công nghệ sinh học
Bộ nông nghiệp vf phát triển nông thôn
Agbiotech Việt Nam
Báo Nhân Dân
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Thống kê truy cập
Số người đang online: 15
Tổng số lượt truy cập: 2871232
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Copyright © 2011 Văn phòng Công nghệ sinh học - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ : Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (024) 38436817 - Fax: (024) 38433637
Email: webmaster@agrobitotech.gov.vn. Web site: www.agrobiotech.gov.vn